0

Tác động của giá nông sản thiết yếu tăng vọt, từ lúa mỳ tới dầu thực vật, đường trong vài tháng qua đang bắt đầu tác động rõ rệt tới người tiêu dùng và doanh nghiệp tại châu Á. Các nhà sản xuất thực phẩm đang bắt đầu đẩy một phần chi phí tăng sang các hộ gia đình, sẽ gây áp lực lên tiêu dùng và có thể làm suy yếu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 tại một số nước. Tuy nhiên, một số các nhà xuất khẩu và nông dân lại đang hưởng lợi từ tình hình thị trường thuận lợi.

Chỉ số giá thực phẩm tham chiếu do Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) – chuyên theo dõi giá thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường – đã tăng 12 tháng liên tiếp tính tới hết tháng 5/2021, chạm mức 127,1 điểm, là mức cao nhất trong gần 10 năm. Chỉ số này trong tháng 5/2021 cũng cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Sự tổng hợp của một số yếu tố đã đẩy giá thực phẩm tăng cao. Nhu cầu tại Trung Quốc – một trong những nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới – duy trì ở mức cao khi nước này đang phục hồi kinh tế sau đại dịch nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Chi phí vận chuyển đường biển tăng do thiếu container và gián đoạn chuỗi cung ứng là một yếu tố khác. FAO cho rằng các vấn đề phía nguồn cung như thu hoạch trễ và năng suất đường giảm tại Brazil cũng góp phần đẩy chỉ số giá hàng hóa tăng cao.

Hơn nữa, giá hàng hóa càng được đẩy tăng bởi luồng tiền đầu tư vào thị trường hàng hóa khi các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa rủi ro giữa bối cảnh thanh khoản cao trên các thị trường tài chính.

Trong tình hình này, các nhà sản xuất thực phẩm châu Á đang tăng giá để bù đắp chi phí nguyên liệu thô tăng. Các nước nhập khẩu thực phẩm lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đang ghi nhận tác động. Nhà sản xuất bột mỳ Nhật Bản Nisshin Seifun Group sẽ nâng giá các sản phẩm bột mỳ cho các hộ gia đình từ 2 – 4% trong tháng 7/2021. Công ty cho biết không thể tiếp tục hấp thụ giá nguyên liệu thô tăng cũng như chi phí logistics và chi phí đóng gói tăng đồng loạt. Nhà sản xuất thực phẩm Ajinomoto cũng sẽ nâng giá mayonnaise từ 1 – 10% trong tháng tới, dẫn tới nguyên nhân do giá dầu thực vật tăng trong những tháng vừa qua,

Tại Hàn Quốc, chuỗi bánh ngọt lớn nhất là Paris Baguette nâng giá bánh mỳ thêm 5,6% trong tháng 2 do giá nguyên liệu thô tăng. Tại Trung Quốc, giá một số loại dầu thực phẩm làm từ đậu tương nội địa tăng giá 20% trong tháng 4/2021, theo các báo cáo tron gnước. Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng chính thức cũng cho thấy thực trạng lạm phát tại một số nước. Chỉ số giá tiêu dùng tại Hàn Quốc tăng 2,6% trong tháng 5/2021 so với cùng kỳ năm 2020, một phần do giá nông sản tăng. Đáng chú ý, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 7,4% trong cùng kỳ so sánh.

Philippines cũng đối diện rủi ro lạm phát trong năm 2021, với chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tương tự, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng vọt 4,6%. Nhà kinh tế học Chua Hak Bin tại Maybank Kim Eng cho rằng giá thực phẩm tăng sẽ kìm hãm đà phục hồi của châu Á sau đại dịch. “Giá thực phẩm tăng sẽ càng làm căng thẳng thêm thực trạng phục hồi kinh tế không đồng đều”. Các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn và các nước ghèo hơn sẽ bị thiệt hơn do họ dành một phần lớn tổng chi tiêu vào thực phẩm. Các nước này cũng ít có khả năng tiếp cận vắc xin Covid-19 hơn và càng thiệt hại hơn do nguồn lực tài khóa hạn chế, khó giảm nhẹ được tác động được tác động của giá thực phẩm tăng.

Nông dân và các nhà xuất khẩu hàng hóa tại châu Á đang được dự báo sẽ hưởng lợi từ giá tăng. “Giá hàng hóa đang tăng, đặc biệt là thực phẩm, có thể có tác động tái phân phối cực mạnh, làm tăng thu nhập và việc làm tại nông thôn”, theo Chua. Theo ngân hàng trung ương Thái Lan, thu nhập nông nghiệp của nước này – không tính trợ cấp chính phủ - đã tăng 14% trong tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm 2020, do “giá nông sản tăng”. Nước này là một trong những nước xuất khẩu đường và gạo lớn nhất thế giới.

Hãng kinh doanh nông sản trụ sở tại Singapore Wilmar International ghi nhận lợi nhuận ròng tăng gấp đôi lên 450 triệu USD trong quý 1/2021 so với cùng kỳ năm 2020, nhờ giá đường và giá dầu cọ tăng. “Giá dầu cọ tăng vững sẽ mang lại lợi ích cho mảng kinh doanh dầu cọ trong những tháng tới”, công ty này nhận định hồi cuối tháng 4. Tuy nhiên, đại dịch kéo dài và số người nhiễm bệnh ngày càng tăng tại một số nước châu Á sẽ tác động tới cung cầu thực phẩm, khiến triển vọng giá trở nên khó dự báo.

“Giá thực phẩm có thể tiếp tục tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng và những đợt phong tỏa tạm thời tại các nước có tăng trưởng kinh tế dựa vào nông nghiệp”, theo Chua của Maybank Kim Eng cho biết. Một ví dụ là Malaysia, nước xuất khẩu dầu cọ chính trên thế igới. Nước này bước vào giai đoạn phong tỏa toàn quốc từ ngày 1/6, các nhà máy đóng cửa khi số ca nhiễm bệnh tăng vọt.

Mặt khác, thị trường hàng hóa tương laic ho thấy xu hướng tăng chậm lại từ cuối tháng 5. Giá lúa mỳ tương lai trên Sàn giao dịch Chicago đã vượt mốc 7,5 USD/giạ trong tháng 5 nhưng đến đầu tháng 6 thì dao động trong khoảng 6,8 USD. Giá ngô và đậu tương tương lai cũng diễn biến tương tự.

Xét tới những đợt tăng giá giảm liên tiếp, các nhà chức trách Trung Quốc đang chú ý hơn tới các thị trường hàng hóa để ngăn chặn đầu cơ quá mức. Một nhà chức trách từ Securities Regulatory Commission của Trung Quốc hồi cuối tháng 5 cho biết cơ quan này sẽ hợp tác với các cơ quan ban ngành khác để kiểm soát giá tốt hơn trên các thị trường hàng hóa.

Theo Nikkei Asia Review

Admin

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài trước

Tác động lên thị trường hàng hóa do sự hỗn loạn ở Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc