0

Một lô vải tươi Thanh Hà, Hải Dương đã tới Nhật Bản vào ngày 22/5 để phục vụ nhu cầu của khách hàng Nhật, đánh dấu lô hàng đẩu tiên của vải Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2021.

Vải được thu mua, đóng gói và giao đi từ CTCP Ameii Việt Nam tới Bắc Giang để khử trùng bằng metyl bromua trước khi được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không. Theo một đại diện của doanh nghiệp này, lô hàng vải thứ hai cũng đã được giao tới thị trường này vào đêm 23/5. Từ ngày 24/5, công ty đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tấn vải mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của các đối tác Nhật Bản. Vào giữa tháng 6, vải Việt Nam sẽ chính thức lên kệ siêu thị tại Nhât Bản, với giá 500.000 đồng/kg và bán hết chỉ sau vài giờ.

Những người trồng vải và xuất khẩu vải Việt Nam đã mất 5 năm để đặt chân vào thị trường khó tính này, khẳng định chất lượng quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới. Đặc sản đến từ Việt Nam này đã được xuất khẩu sang 30 nước và vùng lãnh thổ, mang về doanh thu 7.000 tỷ đồng cho những người trồng vải tại Bắc Giang và Hải Dương. Giữa tháng 12/20219, Cục BVTV (PPD) thuộc Bộ NNPTNT thông báo đã nhận được thư từ Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) về quyết định từ phía Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường cho trái vải Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/12/2019.

Vải Việt Nam phải đáp ứng hàng loạt các yêu cầu kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt. Vải phải được trồng trong các vườn đã được kiểm tra, giám sát và cấp mã vùng sản xuất từ PPD, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm do Nhật Bản đề ra. Các lô vải xuất khẩu đầu tiên phải được đóng gói và khử trùng bằng Methyl Bromide – được công nhận bởi cả PPD và MAFF – với liều lượng tối thiểu 32g/m3 trong vòng 2h, dưới sự giám sát của các nhà chức trách kiểm dịch thực phẩm của cả hai bên. CÁc nhà xuất khẩu phải có các chứng nhận kiểm dịch thực vật do PPD cấp cho mỗi lô vải xuất khẩu.

PPS và MAFF đã mất 5 năm để nhận được cái gật đầu vào thị trường Nhật Bản cho quả vải Việt Nam, từ ngày ngồi trên bàn đàm phán, đưa ra các tính toán lý thuyết, xây dựng các phương thức thử nghiệm, chuẩn bị máy móc vật liệu cho thử nghiệm và đưa chuyên gia tới kiểm tra thực địa. Ông Lê Sơn Hà từ PPD cho biết trong khi các thị trường khó tính khác như Mỹ và Úc chỉ yêu cầu quả vải được chiếu xạ, Nhật Bản yêu cầu vải phải được xử lý khử trùng xông hơi. “Chúng tôi mất 2 năm để tiến hành các thử nghệm và chuẩn bị trang thiết bị xông hơi và khử trùng để phía Nhật Bản chấp thuận”, ông Hà cho rằng đây là thành công đột phá của Việt Nam. Thành công này đặt nền tảng cho các loại trái cây khác có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, là các thị trường không chấp nhận chiếu xạ và chỉ cho phép khử trùng xông hơi.

Sau khi nhận được phê duyệt từ phía Nhật Bản, PPD đã có các phiên làm việc tới các tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, hai địa phương trồng vải lớn nhất cả nước, để chuẩn bị những lô vải đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản, kết nối các nhà xuất khẩu vải, hướng dẫn cho các địa phương và doanh nghiệp về trồng và chăm sóc vườn, kiểm dịch và đóng gói theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Ông Nguyễn Quang Hiếu từ PPD cho biết để giúp xuất khẩu thuận lợi, vào tháng 2/2020, Việt Nam đã cùng lúc xây dựng 3 cơ sở khử trùng xông hơi thương mại tại Trung tâm hậu nhập số 1ở Hà Nội, nhà máy của công ty Toàn Cầu tại tỉnh Bắc Giang và nhà máy của công ty Hưng Việt tại tỉnh Hải Dương.

Bắc Giang và Hải Dương bắt đầu hình thành các vùng trồng vải để đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu sang Nhật Bản. Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang báo cáo cho biết 19 mã vùng trồng tại tỉnh với tổng diện tích 103ha đã được cấp phép xuất khẩu sang Nhật Bản. Tại huyện Thanh Hà, Hải Dương có 8 vùng trồng được cấp phép.

Những diễn biến phút chót

Mọi việc diễn tiến thuận lợi cho tới một ngày đầu tháng 5/2020, khi nông dân sắp sửa thu hoạch vải. Bộ Công thương đã gửi công văn hỏa tốc tới các Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, thông báo rằng MAFF không thể gửi chuyên gia tới Việt Nam để kiểm tra hệ thống khử trùng do đại dịch COVID-19.

Vào thời điểm đó, nông dân và các nhà xuât khẩu đều cho rằng xuất khẩu vải sang Nhật Bản là bất khả thi. Để giải quyết vấn đề, sau đó MOIT đã gửi công văn hỏa tốc tới cho Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đề nghị ông làm việc với MAFF và thuyết phục các cơ quan phía Nhật Bản tìm các giải pháp thay thế. Sau đó, Việt Nam đều xuất ủy quyền cho các tổ chức giám sát độc lập tại Việt Nam để giám sát việc khử trùng, hoặc hợp tác với MARD để tiến hành giám sát khử trùng từ xa.

Bộ Công thương Việt Nam cũng gửi văn bản tới Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đề xuất MAFF cân nhắc các giải pháp sáng tạo và đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 để tháo gỡ khó khăn và thuận lợi hóa xuất khẩu vải Việt Nam sang Nhật Bản. Đồng thời, PPD đã có những cuộc họp trực tuyến với phía Nhật Bản để thảo luận các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo rằng vải Việt Nam có thể xuất khẩu sang Nhật Bản như kế hoạch ban đầu.

Sau những nỗ lực lớn trong đàm phán, vào ngày 3/6/2020, các chuyên gia Nhật Bản đã tới Việt Nam. Sau thời gian cách ly theo quy định, ngày 17/6, họ bắt đầu giám sát quá trình khử trùng vải. “Vào ngày làm việc đầu tiên, một danh sách các hàng hóa khử trùng được đưa ra. CÁc chuyên gia Nhật Bản kiểm tra mọi thứ rất kỹ lưỡng và sau đó kết luận rằng đây là một dây chuyền xử lý tốt, vượt kỳ vọng của phía Nhật Bản về các chỉ số kỹ thuật”, ông Nguyễn Mạnh Hiếu từ Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nhớ lại. Nhờ đó, phía Việt Nam đã giải quyết vấn đề ở “phút thứ 89”. Ngày 19/6, hai lô vải đầu tiên đã lên đường tới Nhật Bản, chính thức rộng đường bước vào thị trường khó tính này.

Hiện diện tại 30 nước, được thị trường Nhật Bản ưa chuộng

Quả vải Việt Nam đã hiện diện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản từ 21/6/2020, đóng gói trong từng hộp nhỏ có trọng lượng 200gr, bán với giá khuyến mại 489 Yên (giá gốc là 537 Yên), tương đương 100.000 VNĐ/hộp, hay 500.000 đồng/kg. Trong ngày bày bán đầu tiên, 2 tấn vải tươi vận chuyển tới Nhật Bản abừng đường không đã bán hết sạch trong vài giờ. Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích quả vải.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng cường vận chuyển vải sang Nhật Bản bằng đường biển. Tại xã Nam Dương thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vùng trồng vải đáp ứng các tiêu chuẩn cho thị trường Nhật Bản là một bước ngoặt đối với gia đình người nông dân Trần Văn Lân. “Toàn bộ 3ha vườn vải được trồng theo các tiêu chuẩn Nhật Bản. Các chuyên gia đã trực tiếp tới vườn để khảo sát và đánh giá”, ông cho hay. “Các doanh nghiệp cũng bắt đầu tới từ 1 tuần trước để thu mua vải với mức giá 30.000 đồng/kg”, ông Lân cho hay. Người nông dân này bán 1,5 – 2 tán vải mỗi ngày cho các doanh nghiệp. Ông thu hoạch bội thu trong năm 2021 và sản phẩm có chất lượng cao. Với giá bán hiện tại và sản lượng khoảng 40 – 45 tấn, ông kỳ vọng thu lợi nhuận 1 tỷ đồng.

Theo Sở NPNTNT tỉnh Bắc Giang, các doanh nghiệp đã thu mua thêm 12 tấn để xuất khẩu sang Nhật Bản và kỳ vọng 200 tấn vải tươi sẽ được thu mua để xuất khẩu sang Nhật Bản trong niên vụ này.

Theo VNS

Admin

Rong biển có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản

Bài trước

Sầu riêng Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu tại EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả