0

Thời gian thử thách đang ở phía trước khi các nhà giao dịch trì hoãn đặt hàng, thiếu lao động càng khiến tình hình thêm khó khăn. Từ bạch đậu khấu tới cà phê, khoai tây tới các loại đậu, chè tới nghệ và hạt tiêu, tới các sản phẩm thịt gia cầm, làn sóng COVID-19 lần thứ 2 đang tác động toàn diện lên chuỗi cung ứng hàng hóa Ấn Độ.

Các hàng hóa này từng chịu tác động ở mức độ khác nhau trong làn sóng đầu tiên trong năm 2020 nhưng lúc bấy giờ, các khu vực nông thôn Ấn Độ phần lớn đều chưa bị dịch bệnh càn tới. Nhưng trong đợt dịch hiện nay, người dân nông thôn Ấn Độ cũng bị tác động, gây ra nhiều khó khăn cho chuỗi cung ứng các hàng hóa này. “Năm 2021, nỗi lo ngại là khu vực nông thôn đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 không như năm 2020”, theo ông Giriraj Singhania, giám đốc điều hành công ty Shivalik Engineering Industries Ltd. có trụ sở tại Raipur. Công ty ông cung cấp các bộ phận cho các doanh nghiệp máy xúc và xe hơi.

Thách thức lớn nhất liên quan đến các hàng hóa này là các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng từng tác động lên hoạt động xuất khẩu nông sản trong năm 2020. “Chúng tôi lo ngại vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn trong đợt bùng phát COVID thứ hai”, theo Prashant Bhansali, chủ tịch Hiệp hội những người trồng trọt miền nam Ấn Độ (Upasi).

Những mặt hàng chịu tác động đầu tiên của làn sóng COVID-19 lần ths 2 là bạch đậu khấu, hạt tiêu và các sản phẩm gia cầm. “Thịt gia cầm là mặt hàng chịu tác động đầu tiên do nhiều bang phong tỏa trong suốt cuối tuần. Thông thường, doanh thu thịt gà ngày chủ nhật tương đương cả 6 ngày trong tuần cộng lại”, theo một nhà cung cấp thịt gà cho các cơ sở bán lẻ cho hay.

Thời gian khó khăn phía trước

Tình hình này đang ngày càng khốc liệt khi nhiều bang, bắt đầu từ Tamil Nadu tới Punjab cùng nhiều bang khác tuyên bố phong tỏa những tuần vừa qua. “Tình hình vận chuyển tốt hơn năm 2020. Năm 2020, vận chuyển cũng bị ngăn cấm nhưng tình trạng này không tái diên trong năm 2020 nên hàng hóa có thể đi từ bang này sang bang khác, từ thành phố này sang thành phố khác”, theo Ashish Guru, phó chủ tịch Hiệp hội Đông lạnh Ấn Độ (FCSAI).

Vijay Setia, nguyên chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn (AIREA) và là một nhà xuất khẩu gạo, cho biết họ vẫn đang xoay xở được cho tới nay và tác động chưa lớn. Nhưng nhiều người khác lo ngại về việc di chuyển trong thời gian phong tỏa. Đặc biệt ngành gia cầm chịu tác động của các lệnh hạn chế người và phương tiện di chuyển trong các bang và tâm lý tiêu cực tác động lên ngành này tại Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Kerala và Telangana.

Di chuyển khó khăn

Các lệnh phong tỏa và giờ giới nghiêm ban đêm tại Maharashtra, Karnataka và Telangana cùng nhiều bang khác làm gián đoạn mạng lưới chuỗi cung ứng nhiều hàng hóa, bao gồm các sản phẩm gia cầm, hạn chế năng lực vận chuyển giao hàng của các nhà cung cấp từ Nam lên Bắc. “Giờ mở cửa cho vận chuyển tại Maharashtra chỉ kéo dài từ 8h tới 11h sáng và không thể vận chuyển hàng hóa vào ban đêm”, theo N Prakash, chủ một doanh nghiệp kinh doanh trứng cho hay.

Ravish Hegde, giám đốc điều hành Totagars’ Cooperative Sale Society (TSS) Ltd, một HTX nông nghiệp tại Sirsi thuộc Karnataka, cho biết khách hàng không giao dịch tại một số trung tâm do phong tỏa và hạn chế. “Các đơn hàng đã được chốt và đang được giao nhưng không có đơn hàng mới”, ông cho hay.

Gầ 25% hoạt động vận chuyển, đặc biệt là hạt cau, chịu tác động nghiêm trọng. Ví dụ, Central Arecanut and Cocoa Marketing and Processing Cooperative (Campco) Ltd  đang xoay xở thông qua 6 nhà vận chuyển được phê duyệt. Các hạn chế lưu thông từ 6h đến 10h sáng tại các trung tâm thu mua hạ cau cũng có tác động tới hoạt động thu mua và chế biến ở một mức độ nhất định. Các thành viên hội trồng trọt đem  hạt cau tới các trung tâm thu mua khó tìm phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, trung tâm còn có lệnh giới hạn số người trồng được mang sản phẩm tới các sàn giao dịch.

Các nguồn cung đồng loạt chịu tác động tiêu cực tại các trung tâm mua bán tại Kerala, khi hoạt động vận chuyển giữa các chợ bán buôn và bán lẻ bị cản trợ bởi các lệnh hạn chế. Delhi là một chợ bán buôn bạch đậu khấu lớn và việc áp lệnh phong tỏa tác động tới việc giao dịch tại trung tâm đấu giá tại Bodinayakanur, theo P.C. Punnoose, CEO, CPMCS Ltd.

Đóng cửa các APMC

Việc áp lệnh phong tỏa đã khiến các văn phòng marketing nông sản (APMC) nhiều bang không thể hoạt động. Tuy nhiên, một niềm an ủi cho người trồng là việc thu mua ngũ cốc lương thực để dự trữ đệm đảm bảo việc thanh toán giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) cho người trồng tiếp tục không bị cản trở. Điều này dẫn tới sản lượng thu mua lúa mỳ và lúa gạo cao kỷ lục do Food Corporation of India và các tổ chức cấp bang khác thực hiện. Nhưng các sân chơi APMC tại nhiều bang từ Uttar Pradesh tới Karnataka đều phải đóng cửa.

Trong số 163 APMC tại Karnataka, chỉ khoảng 38 tổ chức báo cáo có hoạt động giao dịch trong tuần vừa qua, khi bang áp lệnh phong tỏa một phần nhằm kìm chế đà lây lan của COVID-19. Không còn APMC nào hoạt động tại Madhya Pradesh trong thagns vừa qua, theo Ajay Agarwal, một nhà bán buôn khoai tây tại Indore cho hay. “Doanh thu các loại rau như khoai tây vẫn đang diễn ra ngoài phạm vi hoạt động của APMC”.

Nỗi lo của các kho nông sản

Việc phong tỏa và hạn chế di chuyển tại nhiều bang đang khiến nỗi lo của những người tích trữ ngày một chồng chất. “Các thị trường nghệ tại Andhra Pradesh, Maharashtra và Tamil Nadu không có người mua do họ lo ngại không thể giao hàng tới cho những nhà kho nông sản”, theo Amrutlal Kataria, một nhà giao dịch tại Nizamabad. Nguyên nhân là do các nhà kho không chắc liệu các nhà bán lẻ hoặc các cửa hàng thực phẩm có mua nghệ hay các hàng hóa khác từ họ khi hàng còn tốt hoặc có thời gian để lấy sản phẩm hay không.

Những lo ngại tương tự cũng tác động lên những ngành khác như cà phê. Mặc dù các hoạt động chế biến cà phê được phép vận hành từ ngày 8/4, do không ai muốn gánh chịu rủi ro, theo Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê. HM Krishna Kumar, giám đốc điều hành Central Arecanut and Cocoa Marketing and Processing Cooperative (Campco) Ltd, cho biết mặc dù nhu cầu đối với hạt cau tại các trung tâm tiêu thụ vẫn cao nhưng tình hình hiện nay không thuận lợi. Việc đóng cửa các trung tâm tiêu thụ của các nhà giao dịch cao su cũng tác động tới nguồn cung cao su nguyên liệu trên thị trường, bất chấp việc nông dân vẫn đang nắm giữa nguồn cao su tồn kho dồi dào.

Vấn đề tại Kerala

Tại Kerala, phong tỏa diện nhỏ dẫn tới nguồn cung hạt tiêu chậm tới trung tâm giao dịch tại Kochi. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi bang này tuyên bố phong tỏa toàn diện trong vòng 8 ngày. Hoạt động thu mua hạt tiêu cũng chịu tác động nặng nề bởi các nhà giao dịch gia vị trên thị trường sơ cấp buộc phải đóng cửa hoạt động. Tại nhiều thành phố như Kochi , người mua chè và cao su tự nhiên dự báo hàng sẽ giao trễ trong thời gian tới sau khi có thông báo phong tỏa toàn diện Kerala và các bang khác.

CÁc nhà chức trách có thể bắt đầu quan tâm tới việc di chuyển của các xe tải từ các nhà kho, theo ông Venkitraman Anand, CEO, Harrisons Malayalam Ltd. Nhưng thương mại chè chưa gặp bất cứ vấn đề chậm trễ giao hàng nào do tới nay hoạt động vận chuyển mặt hàng này bởi những người mua tại các sàn đấu giá ở Kochi, Coonoor và Coimbatore vẫn giao dịch. Các đợt đấu giá chè tại miền nam Ấn Độ đang chứng kiến nhu cầu cao khi sản lượng giảm tại miền Bắc, đặc biệt là tại Assam – vùng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng chè của Ấn Độ.

Kishor Shamji, một nhà giao dịch gia vị tại Kochi, cho biết do người tiêu dùng cuối cùng giảm nhu cầu nên doanh thu của các nhà sản xuất trà masala giảm, qua đó tác động tới doanh thu của hàng loạt các loại gia vị, bao gồm hạt tiêu, bạch đậu khấu, gừng, nhục đậu khấu, chùy, đinh hương, nghệ.

Punnoose của CPMCS cho biết đại dịch buộc các tổ chức thu mua các loại gia vị như các nhà sản xuất oleoresin và masala phải tiết chế giao dịch do bất ổn thị trường. Việc thông báo đóng cửa các chợ bán buôn và bán lẻ tác động mạnh lên thương mại gia vị tại Ấn Độ.

Tương tự, tại trung tâm sản xuất các loại đậu là Kalaburgi tại Karnataka, hoạt động chế biến và giao dịch chậm lại do đại dịch lan rộng tới nhiều khu vực.

Thiếu lao động

“Do không có nhu cầu và một số nhà chế biến đang phải giảm công suất và phụ thuộc vào nguồn cung lao động”, theo Santosh Langar, một nhà chế biến và thương mại tại Kalaburgi. Làn sóng COVID-19 lần thứ 2 tác động mạnh lên hoạt động di chuyển của lao động tại Kerala, đặc biệt là với thương mại bạch đậu khấu và hạt tiêu. Nhiều lao động đã rời nhà để tới lễ hội thánh hoặc để bầu cử nhưng vẫn chưa quay lại. Thiếu lao động để làm sạch và phân loại tại trung tâm giao dịch Bodinayakanur ảnh hưởng lớn tới các hoạt động đấu giá; qua đó tác động lên nguồn cung hướng tới các thị trường đích.

Bà Krishna Kumar của Campco cho bieté liên quan đến ngành hạt cau, nhiều nhà sản xuất masala paan không có đủ lao động nên buộc phải cắt giảm sản xuất. Ngay cả chế biến cũng chịu tác động mạnh do nhiều công nhân nữ làm việc tại nhà máy chế biến hạt cau của Campco, một số phải di chuyển 10 – 15km mỗi ngày tới nơi làm việc và các lệnh hạn chế di chuyển ảnh hưởng lớn tới bộ phận lao động này. Bà Krishna Kumar cho biết chỉ những người sống gần nhà áy mới có thể đi làm, gây ra nhiều vấn đề trong vận hành chế biến, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng. “Tình trạng thiếu lao động này từng diễn ra vào những tháng mùa hè nhưng điểm khác là hiện không còn luồng dân di cư từ các thành phố. Hơn nữa, lao động nhập cư mong muốn ở lại các thành phố và thị trấn để có thể có cơ hội tốt hơn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, theo ông Sethia của AIREA cho hay.

Trong làn sóng COVID-19 lần thứ nhất, hoạt động trồng trọt bình thường được nối lại đầu tiên, đảm bảo hệ thống sản xuất và việc làm của lao động không bị gián đoạn quá mạnh. Ngành trồng trọt hy vọng có thể lặp lại điều đó trong năm 2021. Năm 2020, xuất khẩu chè và cà phê chịu tác động nặng nề nhất, khi xuất khẩu chè giảm tới 44.570 tấn và xuất khẩu cà phê giảm 16.509 tấn trong thời gian phong tỏa.

Các vấn đề trong ngành cà phê

Với hơn 85% lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu được giao qua tuyến đường biển, những khó khăn ngày một chồng chất về nguồn cung container đủ tiêu chuẩn trữ thực phẩm ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề đối với ngành cà phê là giai đoạn tháng 3 – 6 là thời gian cao điểm giao hàng cà phê. Do châu Âu – thị trường chính của cà phê Ấn Độ - vẫn chưa thoát khỏi tác động của làn sóng lây nhiễm gần đây nên khách hàng không quá sốt sắng trong việc tìm nguồn cà phê.

Do đó, các nhà xuất khẩu không vội vã xuất hàng do toàn bộ hệ thống hỗ trợ, bao gồm hoạt động của các cơ quan thông quan, logistics và ngân hàng đều bị hạn chế. CÁc lô hàng đang giao cũng chịu ảnh hưởng và tình trạng này sẽ kéo dài trong vài tuần tới.

George Valy, chủ tịch của Indian Rubber Dealers Federation, cho rằng doanh số bán hàng giảm sút trên thị trường thay thế đã làm chậm lại việc tiêu thụ cao su của các công ty săm lốp. Sản xuất cao su không được điều chỉnh do tình hình mưa mùa hè làm trễ mùa khai thác mới tới 1 tháng, tức là tới tháng 6. Mưa cũng dẫn tới gián đoạn việc bảo vệ cây bằng một số phương pháp do các cửa hàng bán nguyên vật liệu cần thiết đều đóng cửa chống dịch.

Đại dịch COVID-19 có thể dẫn tới nhu cầu đối với một số loại gia vị để làm dược phẩm. Nhưng điều này chủ yếu phụ thuộc vào sự cho phép của các cơ quan chức trách để khởi động hoạt động giao dịch trong ngành thực phẩm, bất chấp các chính sách hạn chế. “Ngay cả xuất khẩu vẫn chưa bị ảnh hưognr và chúng tôi đang xuất khẩu ở mức gần tương đương năm trước đó. Năm 2020, Ấn Độ xuất khẩu 4,6 triệu tấn gạo basmati, so với mức 4,4 triệu tấn trong năm 2019”.

Theo The Hindu Business Line

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc