0

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trị giá hàng trăm triệu USD hàng năm nhưng vẫn gặp trở ngại dai dẳng do thiếu công nghệ bảo quản. Khi các nước trong khu vực đều đang mạnh lên, Việt Nam có thể sẽ có động lực nâng cấp ngành rau quả khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ. Đại dịch hiên nay làm tăng nhu cầu sử dụng công nghệ bảo quản trái cây tươi nhưng những yếu kém trong công nghệ và các phương pháp bảo quản khiến nông sản Việt Nam khó gia tăng giá trị khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Nguồn cung trái cây tươi cực lớn trong suốt cả năm là một lợi thế lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và ông Phạm Quốc Bảo, giám đốc CTCP Sancopack, hy vọng doanh số các sản phẩm đóng gói thay đổi áp suất (modified atmosphere packaging-MAP), một công nghệ giúp các sản phẩm được thoáng khí chọn lọc, hạn chế quá trình hô hấp của trái cây và ngăn ngừa việc trái cây chín quá nhanh. Giá các sản phẩm MAP hiện chỉ bằng 1/3 so với các sản phẩm nhập khẩu tương tự, trong khi hiệu quả bảo quản lên tới 90% so với các sản phẩm nhập khẩu. Sancopack cũng mua các cuộn đóng gói từ Đức và Úc, bán lại cho các nhà xuất khẩu khác trong nước. Viện Hóa học Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ MAP lần đầu tiên vào năm 2016, kết quả mang lại một số ưu điểm trong các phương pháp bảo quản cho xuất khẩu do MAP là một trong những công nghệ bảo quản sau thu hoạch đầu tiên.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đạt được những mốc đột phá quan trọng trong các phương pháp bảo quản cho xuất khẩu do MAP chỉ phần nào giải quyết một số vấn đề liên quan.

Các điểm yếu trong khâu bảo quản là rào cản lớn nhất cho xuất khẩu trái cây tươi, bao gồm thanh long – một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam. Tại tỉnh ĐBSCL Tiền Giang, giá thanh long giảm mạnh trong tháng 11 do dư cung mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Hưởng từ huyện Chợ Gạo, giá thanh long ruột đỏ giảm xuống chỉ còn 5.000 – 6.000 đồng/kg, trong khi giá thanh long ruột đỏ vào mùa cao điểm thường ở mức 10.000 đồng/kg. Ông Hưởng lo ngại giá thanh long đang trong xu hướng giảm lâu dài. Năm 2020, huyện Chợ Gạo đã mở rộng diện tích trồng thanh long thêm khoảng 6.500ha, sau khi dự án phát triển thanh long bắt đầu tại Tiền Giang từ năm 2008. Trong khi đó, trong 11 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thanh long của Việt Nam giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ đạt 3,01 tỷ USD, theo số liệu công bố từ Bộ Công thương.

Thị trường cạnh tranh

Ngược lại, cơ quan này cũng cho biết nhu cầu thanh long trên thị trường thế giới tăng trưởng khoảng 4%/năm và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới. Tuy nhiên, thị trường này bị xé lẻ bởi nhiều nhà sản xuất trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Diện tích trồng thanh long tại Trung Quốc chỉ hơn 35.500ha, tương đương diện tích trồng thanh long tại Việt Nam và là nước cạnh tranh xuất khẩu thanh long trực tiếp với Việt Nam.

Trong khi đó, người tiêu dùng quốc tế có vẻ ưa chuộng trái cây tươi do quan niệm đây là các chất kháng sinh tự nhiên trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Tuy nhiên, các quy trình như chiếu xạ trái cây trước khi nhập khẩu vào Mỹ không phải luôn thuận lợi. Khi đại dịch nổ ra vào năm 2020, Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật Mỹ (APHIS) đã yêu cầu các giám sát viên tại thành phố Hồ Chí Minh quay trở lại nước, dẫn tới đình đốn các hoạt động giám sát chiếu xạ tại Việt Nam cho tới khi họ quay trở lại.

Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết theo các quy định tại Mỹ, trái cây xuất khẩu sang thị trường này được yêu phải được giám sát trực tiếp tại các cơ sở chiếu xạ. Thực tế là Việt Nam chỉ có 1 nhà máy chiếu xạ, ông Nguyên cho hay, dẫn tới “rất nhiều hạn chế và rào cản để phát triển lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cho Việt Nam”. Trong khi ngành rau quả Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nội tại, các nước láng giềng như Thái Lan tiếp tục hưởng lợi bởi công nghệ bảo quản do chính phủ hỗ trợ và các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư nghiên cứu trong những năm qua. Một hệ thống gồm 4 nhà máy chiếu xạ đặt tại các vùng nông nghiệp chính giúp trái cây Thái Lan trở nên cạnh tranh hơn trên các thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc nhà xuất khẩu Vina T&T, cho biết: “Chúng ta đang thua Thái Lan về giống và công nghệ bảo quản”. Công nghệ của Việt Nam thậm chí vẫn thua Trung Quốc khi nước này có một hệ thống đồng bộ các phương pháp bảo quản, giúp trái cây kéo dài thời hạn sử dụng. Mặc dù thanh long Việt Nam hiện có thể giữ tươi tới 35 ngày nhưng vẫn thua xa so với thời hạn bảo quản của những đối thủ xuất khẩu tại Trung Quốc.

Phát triển các tiêu chuẩn

Điều kiện tiên quyết để tăng xuất khẩu sang Mỹ là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và giám sát quá trình chế biến. Trái cây Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần trên thị trường Bắc Mỹ khi lấy Thái Lan làm tấm gương về công nghệ bảo quản.

Công nghệ bảo quản của Thái Lan cho xuất khẩu nông sản chủ yếu đến từ các nỗ lực của chính phủ trong xúc tiến các sản phẩm trên khắp thế giới, cũng như từ việc giám sát nghiêm ngặt và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Mỹ mang đến những cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu, sự thay đổi rõ rệt nhất trên thị trường quốc tế là sự chuyển dịch từ rau quả đóng hộp sang rau quả tươi. Chi phí xúc tiến thương mại rau quả tươi trên thị trường Mỹ có thể cao hơn một số thị trường khác nhưng có thể được bù đắp nếu nhà sản xuất có thể bán trực tiếp tới các siêu thị mà không thông qua trung gian với vòng quay thanh toán cũng ngắn hơn.

Dữ liệu từ Bộ NNPTNT cho thấy trong năm 2019, sản lượng trái cây xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 13.000 tấn và trong nửa đầu năm 2020 đạt gần 6.500 tấn. Hiện 80% công nghệ bảo quản của Việt Nam tương đồng với Thái Lan. Và bất chấp việc hệ thống của Thái Lan đang ưu việt hơn, Việt Nam có thể có 1 lợi thế khác lànông dân có thể sản xuất quanh năm, trong khi nông dân Thái Lan chỉ có vụ trồng theo mùa.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình để thâu tóm thị trường thế giới, mà cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ thông qua các hoạt động nghiên cứu sâu trong công nghệ bảo quản. Năm 2008, khi Vina T&T xuất khảu lô thanh long đầu tiên sang thị trường Mỹ, gần như toàn bộ số hàng trong 2 container đầu tiên hoàn toàn bị hỏng do chiếu xạ và thiếu các phương pháp bảo quản hợp lý. Sau hơn 10 năm, công ty chỉ có thể đạt thời gian bảo quản trong 35 ngày. “Chúng tôi đã phải liên tục học hỏi trong hơn 1 thập kỷ qua và phải trả giá cho bài học của mình”, ông Tùng cho hay.

Bảo quản có thể được coi là quan trọng ngang với sản xuất, chế biến và đóng gói. Nhưng cho đến nay, cả Bộ NNPTNT hay Bộ Công thương đều chưa tập trung vào công nghệ bảo quan hay coi đây là một yếu tố quan trọng cho xuất khẩu nông sản. Trong khi đầu tư vào nghiên cứu công nghệ bảo quản là cần thiết, việc triển khai thành công có thể mang đến một tiêu chuẩn chung cho các doanh nghiệp chia sẻ và đi theo thay vì để họ phải đảm nhận mọi việc.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những nước có nguồn rau quả phong phú và dồi dào nhất trên thế giới. Hàng năm, việt Nam thu về hàng trăm triệu USD từ xuất khẩu rau quả tươi. Tuy nhiên, các kỳ vọng xuất khẩu vẫn hạn chế chủ yếu do tốc độ hư hại nhanh của hàng hóa sau thu hoạch – với thiệt hại sau thu hoạch lên tới hơn 20% tổng sản lượng.

Ông Nguyễn Duy Lâm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chất lượng và An toàn thực phẩm cho rằng: “Điều cần thiết là tiêu chuẩn hóa các quy trình trong sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói và phân phối”, đồng thời cho biết thêm trái cây sau thu hoạch thường được chất đống và hiếm khi được phân loại theo kích cỡ và chất lượng”. Trong khi đó, tại các trang trại cam tại Mỹ, chỉ một nửa số cam tươi được chọn để bán ngay, là những trái cam có cùng cỡ, màu sắc và chất lượng. “Nếu ngành rau quả Việt Nam có thể tuân thủ các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu, giá trị nông sản chắc chắn sẽ đạt mức cao”.

Theo VIR

Admin

Thiếu nguồn cung thanh long chất lượng cao tại Việt Nam

Bài trước

Nhập khẩu thanh long của Trung Quốc giảm 50% trong nửa đầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả