Theo dữ liệu thương mại xuất khẩu Mỹ, ASEAN đã vượt qua Mexico trở thành thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất của Mỹ về lượng tính tới tháng 8/2020 và có thể duy trì vị trí này nếu xu hướng xuất khẩu hiện nay tiếp diễn.
“Xuất khẩu sữa bột gầy là động lực tăng trưởng chính, với mức tăng tới 76% tính tới tháng 8 lên 232.000 tấn, vượt tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019 ở mức 227.000 tấn”, theo giám đốc khu vực Đông Nam Á của USDEC Dalilah Ghazalay cho biết. “Xuất khẩu lactose từ Mỹ sang Đông Nam Á tăng 14% lên 67.200 tấn từ đầu năm đến nay và xuất khẩu whey sang Đông Nam Á cũng tăng 5% trong 8 tháng đầu năm, đạt 81.700 tấn. Đây là những tăng trưởng ấn tượng bởi ngay cả trong năm 2019, xuất khẩu các sản phẩm sữa chính từ Mỹ sang Đông Nam Á đã đạt mức cao kỷ lục 450.000 tấn, tăng 2% so với năm 2018, với Philippines, Indonesia và Việt Nam chiếm gần 75% lượng xuất khẩu này”.
USDEC cho rằng một trong những nguyên nhân cho mức độ tăng trưởng nhanh này là do nhu cầu đối với thực phẩm và đồ uống lành mạnh đang tăng lên tại Đông Nam Á, đặc biệt là với các sản phẩm có hàm lượng protein cao. “Trong nội khu vực ASEAN, Thái Lan đang ở vị trí tiên phong trong khu vực về giới thiệu các sản phẩm đồ uống và thực phẩm giàu protein trong những năm vừa qua, và nghiên cứu của Nielsen cho thấy tại Thái Lan, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu protein giúp duy trì hệ thống miễn dịnh mạnh, là lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền”, theo Ghazalay. “Người tiêu dùng tại ASEAN cũng đang ngày càng nhận thức cao hơn về sức khỏe và các nghiên cứu chỉ ra rằng người Singapore đang đặt ưu tiên cao cho các lựa chọn lành mạnh hơn, phân bổ chi tiêu cho các bữa ăn lành mạnh hơn đạt mức cao kỷ lục, tới 34%. Xu hướng ăn vặt thông minh cũng đang tăng lên, cụ thể là tại Malaysia, đang có rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn các đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe. Tất cả những phân khúc sản phẩm này, ngành sữa đều có thể biến đổi để thích nghi nhanh”.
Protein từ sữa là phân khúc ghi nhận tăng trưởng cao tại khu vực, chủ yếu do các lợi ích cho cơ thể và sức khỏe. Ví dụ, xuấ khẩu protein tách whey từ Mỹ sang ASEAN tăng 41% trong 8 tháng đầu năm 2020 lên 3.447 tấn. “So với tại Mỹ, người tiêu dùng ASEAN vẫn đang trong giai đoạn đầu nhận ra những lợi ích của whey và protein sữa trong giúp quản lý cân nặng, hỗ trợ cơ và một tuổi già khỏe mạnh, nhưng đang ngày càng chú ý tới vấn đề này”, bà cho biết. “Nghiên cứu USDEC gần đây tại Singapore và Thái Lan cho thấy 98% người phản hồi nghĩ về một tuổi già khỏe mạnh nhưng chưa đến 50% cho rằng họ đã chuẩn bị tốt về khía cạnh thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, để già đi một cách khỏe mạnh và cho rằng protein là một yếu tố nhìn chung tích cực”.
Nghiên cứu cũng cho thấy 80% người phản hồi tin rằng thực phẩm giàu protein quan trọng cho sức khỏe tuổi già, và 84% tin rằng thực phẩm giàu protein tốt cho sinh trưởng ở trẻ. “Các kết quả này tái khẳng định rằng tiềm năng của các sản phẩm protein tại thị trường Đông Nam Á khi người tiêu dùng đang tiếp nhận các thông tin tích cực về protein và chiến lược hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng là nhấn mạnh vào các khía cạnh tốt cho sức khỏe tuổi già của tiêu dùng protein từ sữa”, bà Ghazalay nhấn mạnh. “do đó protein thực sự là một cơ hội kinh doanh đầy sôi động cho các nhà sản xuất F&B của khu vực này để sáng tạo các sản phẩm tốt cho sức khỏe và cơ thế, bất kể là theo phong cách Tây, Á hay Khổng”.
Thương mại điện tử
Sự nổi lên nhanh chóng của thương mại điện tử cũng được xác định là một động lực chính cho thương mại giữa Mỹ và ASEAN.
“Xu hướng chính trong thương mại giữa Mỹ và ASEAN là mức độ sử dụng thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng tăng để thúc đẩy quá trình mua, giúp người tiêu dùng mua sắm các hàng hóa nước ngoài một cách tiện lợi hơn”, theo Ghazalay. “Đông Nam Á có vận động nhân khẩu học nanh, nơi phần lớn các tìm kiếm và mua sắm trên mạng đều dễ dàng. Hơn nữa, mua sắm thực phẩm cũng đang được trực tuyến hóa, ví dụ như các nền tảng giao dịch như Amazon, nơi người tiêu dùng có thể tìm kiếm, mua và đặt hàng trực tuyến, hay các thực phẩm tươi được giao tới tận cửa trong ngày. Một trong những hình thức xuất khẩu trong phân khúc mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là thực phẩm đóng gói và các nền kinh tế mới nổi tại ASEAN tiếp tục phát triển. Phần lớn các thị trường ASEAN hiện tiêu thụ một tỷ trọng thực phẩm đóng gói thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu và tại các thị trường phát triển nhưng nhu cầu đối với thực phẩm đóng gói, tốt cho sức khỏe sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và là một xu hướng các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống không thể bỏ qua”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận