Mì ăn liền và các sản phẩm cao cấp dẫn đầu tăng trưởng trong ngành thực phẩm đóng gói của Trung Quốc trong suốt năm 2022 nhưng lạ phát cao nghĩa là mức tăng trưởng này khó duy trì trong năm 2023, theo một báo cáo mới phát hành cho hay.
Báo cáo Tiêu dùng Trung Quốc năm 2023 do Kantar Worldpanel và Bain & Company công bố gần đây nhấn mạnh rằng năm 2022 là năm tăng trưởng mạnh của ngành thực phẩm đóng gói tại Trung Quốc với mức tăng trưởng 6,3% trong cả năm – mức cao nhất từng được ghi nhận trong 4 năm qua. “Tăng trưởng xuất phát từ cả tăng lượng mua (3%) và giá trung bình (3,2%), cũng như các đợt phong tỏa kiểm soát COVID-19 và hạn chế ăn uống tại chỗ đã châm ngòi cho hành vi tích trữ và ăn uống tại nhà”, báo cáo cho hay. “Trong phân khúc này, mì ăn liền là loại thực phẩm dẫn đầu tăng trưởng, với doanh thu tăng tới khoảng 20% so với năm 2021, và các sản phẩm gia vị như nước tương cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu nấu ăn tại nhà”. “Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các phân khúc sản phẩm cao cấp, có các đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng đặc biệt gặt hái thành ocong – một ví dụ là nước ép trsai cây, khi phân khúc nước ép trái cây cao cấp ghi nhận tăng trưởng doanh số 25% và giá tăng 7% nhờ những đổi mới như phương pháp chế biến mới – không sản xuất từ nước ép cô đặc và tung ra các vị mới như các sản phẩm dựa trên các vị thuốc truyền thống của Trung Quốc. “Ngay cả trong mảng sản phẩm dẫn đầu tăng trưởng như mì ăn liền, các sản phẩm cao cấp, tốt cho sức khỏe cũng là các động lực tăng trưởng chính, với các sản phẩm cao cấp ghi nhận tăng trưởng 27%, trong khi các phân khúc phổ thông và tầm trung ghi nhận giảm lần lượt 27% và 9%”.
Bất chấp sự nổi lên của cao cấp hóa sản phẩm, dữ liệu cũng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang ít sẵn sàng để chi trả cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh do các áp lực kinh tế ngày càng tăng, khiến việc tăng giá bất cứ mặt hàng nào cũng sẽ dẫn tới giảm mua nếu định vị giá trị không rõ ràng. Điều này thể hiện rõ rệt trong kết quả kinh doanh thực phẩm đóng gói trong quý 1/2023. “Tăng trưởng giá trị trong quý 1/2023 là 3,2%, chủ yếu là nhờ tăng chi trung bình 5,2%”, báo cáo cho hay. “Tuy nhiên, do các thương hiệu đang cố gắng san sẻ bớt gánh nặng chi phí lạm phát sang người tiêu dùng với khả năng sẽ có các đợt tăng giá trong quý này, người tiêu dùng phản ứng mạnh thông qua giảm mua và chi tiêu trung bình hộ gia đình cho các thực phẩm đóng gói giảm 3,4% trong quý 2/2023. “Ngay cả động lực tăng trưởng cao của mì ăn liền trong năm 2022 cũng ngừng lại và mặt hàng này chỉ tăng nhẹ về giá trị 0,9% trong quý 1/2023 – chủ yếu do giá tăng 6,3%”. Trong khi đó, các mặt hàng gia vị tiếp tục tăng trưởng bất chấp giá tăng do thói quen nấu ăn tại nhà đã được hình thành trong giai đoạn đại dịch.
Phương thức mua hàng O2O
Tăng trưởng thương mại điện tử chậm lại, chỉ đạt 2% trong năm 2022 do những khó khăn trong logistics và khung quy định khắt khe hơn, nhưng các kênh mua sắm trực tiếp – trực tuyến (online-to-offline, O2O), cho thấy những bước tiến rõ rệt tại Trung Quốc. “O2O bùng nổ trong giai đoạn số ca COVID-19 cao kỷ lục do người tiêu dùng muốn tăng tích trữ và đáp ứng các nhu cầu tức thì nhưng vẫn tránh phải đi tới trực tiếp các cửa hàng nên tăng trưởng giá trị phương thức mua hàng O2O lên tới 18% trong năm 2022, tăng tỷ trngj từ 5,7% lên 6,7% trong chi tiêu hàng tiêu dùng nhanh”, báo cáo cho hay. “Xu hướng này tiếp diễn trong năm 2023 ngay cả khi các chính sách zero-COVID đã được nới lỏng tại Trung Quốc – O2O ghi nhận tăng trưởng giá trị 16% trong quý 1/2023”. “Kênh này đang ngày càng trở nên quan trọng trong các phân khúc liên quan tới thực phẩm, như thực phẩm và đồ uống đóng gói, đặc biệt là các phân khúc hàng hóa thiết yếu đáp ứng các nhu cầu tức thì như thực phẩm đông lạnh, cho thấy người tiêu dùng đang phản ứng tích cực với lựa chọn giao hàng nhanh và thuận tiện mà các giải pháp O2O đưa ra”.
Trong thời gian tới, điều quan trọng là các thương hiệu quản lý chi phí và tập trung vào những sản phẩm thực sự cần thiết cho người tiêu dùng về công thức sản phẩm, nguyên liệu sản phẩm và nguyên liệu bao bì đóng gói – và các tác giả báo cáo khuyến nghị doanh nghiệp đầu tư để tung ra các chương trình khuyến mại nhằm giải quyết vấn đề nhạy cảm về giá của khách hàng.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận