0

Khi đồng đôla trượt dài theo các chu kỳ bong bóng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, thị trường cao su đang đối mặt bối cảnh nguồn cung thấp và giá tăng. Hơn nữa, các hoạt động giao dịch trong bối cảnh này sẽ trở nên căng thẳng hơn do cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty nước ngoài lẫn trong nước.

Giá cao su toàn cầu dự báo có xu hướng tăng trong nửa cuối năm 2021 và có thể đạt mức giá 2,45 USD/kg vào đầu năm 2022. Đặc biệt, là một trong những hàng hóa được giao dịch phổ biến, cao su được cho là đang dần tăng giá trở lại, phụ thuộc vào động thái của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống suy thoái kinh tế trong năm 2021. Hơn nữa, sự phục hồi của ngành công nghiệp tại Trung Quốc và doanh thu xe hơi tăng lên cũng được cho là những tín hiệu tích cực cho ngành cao su.

Hiện các công ty: cao su Đà Nẵng, cao su Sao Vàng, CTCP cao su miền Nam (Casumina) và Inoue Rubber Vietnam là 4 công ty lớn trong ngành cao su tại Việt Nam, tất cả đều thuộc sở hữu của công ty nhà nước là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng gây chú ý lớn khi thông báo nỗ lực thúc đẩy các thương vụ với các công ty con này của Vinachem. Tại một cuộc họp gần đây với Ủy ban Quản lý Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, VRG thông báo tập đoàn đang cân nhắc đầu ư vào sản xuất lốp xe và ống cao su thông qua thâu tóm và sát nhập (M&A) với các thương hiệu thuộc Vinachem. Động thái này sẽ giúp VRC khép kín chuỗi giá trị các sản phẩm cao su và sẽ là diểm cốt lõi cho phát triển các sản phẩm lốp xe và ống cao su trong tương lai.

Theo kế hoạch tái cơ cấu của Vinachem giai đoạn 2017 – 2020, tập đoàn sẽ giải vốn đầu tư 3 công ty lốp xe xuống dưới 51%. Vinachem đã tổ chức đấu giá 17,2 triệu cổ phiếu cao su Đà Nẵng với giá khởi điểm 25.170 VNĐ vào thagns 5/2019 – tuy nhiên, phiên đấu giá không thu hút được nhà đầu tư như mong đợi. Vinachem vẫn là công ty mẹ sử hữu 60 triệu cổ phần tại cao su Đà Nẵng, tương đương 50,51% vốn điều lệ. Ngược lại, tập đoàn này đã bán thành công 4,2 triệu cổ phiếu của công ty cao su Sao Bàng với giá khởi điểm 46.452 VNĐ. Sau khi giải vốn, Vinachem hiện chiếm 36% vốn điều lệ tại công ty này.

Tương tự, Casumina cũng đang đẩy nhanh kế hoạch giải vốn để đưa tỷ lệ sở hữu giảm từ 51% xuống 36%. Saigon VRG Investment, một công ty con của VRG, đã mua thêm cổ phiếu Casumina trong tháng 7/2019 để nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 8% vốn điều lệ.

Trong khi đó, Inoue Rubber Vietnam là công ty liên doanh giữa Vinachem, Japan Inoue Rubber, và tập đoàn Bridgestone. Công ty chuyên sản xuất lốp xe tại tỉnh miền bắc Vĩnh Phúc cho các công ty xe nổi tiếng toàn cầu như Honda và Yamaha.

Cho tới nay, VRG vẫn chưa hoàn thiện kế hoạch M&A. Tuy nhiên, nếu các thương vụ này thành công thì sẽ thổi một sức sống mới vào toàn ngành, giúp các công ty trong nước hợp nhất sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Cạnh tranh khốc liệt

Các chuyên gia tại Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng đồng đôla yếu đi có xu hướng hỗ trợ tất cả các hàng hóa giao dịch bằng đồng đôla nên giá cao su sẽ phục hồi hoặc thậm chí đạt đỉnh cao mới.

Trong khi đó, R.B. Premadasa, tổng thư ký hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, cho biết sản xuất cao su toàn cầu dự báo sẽ tăng công suất cho tới khoảng năm 2023, sau đó giảm dần. “Nếu giá cao su trở nên hấp dẫn trùng với giai đoạn thoái trào sản lượng vào năm 2023 – 2024, nông dân được cho là sẽ áp dụng các chiến lược ngắn hạn để tói đa há năng suất từ các vườn cao su hiện tại. Trong trường hợp đó, năng suất trung bình của diện tích cao su trưởng thành có thể tăng trong năm tới”, theo nhận định của ông Premadasa trong báo cáo gần đây.

VCBS cho rằng rủi ro đối với các công ty cao su tại Việt Nam vẫn còn kéo dài. Trong trường hợp của Casumina, công ty phải trả một khoản tiền lớn để giải quyết vấn đề chất thải, bảo vệ môi trường và áp lực di dời các nhà máy của công ty ra khỏi thành phố Hồ Chí Minh. “Đồng thời, có rất nhiều công ty nước ngoài đang thâm nhập thị trường nội địa, tiếp cận nhiều phân khúc thị trường bao gồm các phân khúc hiện nay và tiềm năng của công ty. Giá cao su nguyên liệu có xu hướng tăng nên sẽ tác động tới giá thành và giá bán sản phẩm cuối cùng”, VCBS nhấn mạnh.

Lợi nhuận trước thuế của Casumina đạt gần 40 tỷ đồng (1,72 triệu USD) trong nửa đầu năm 2020; trong khi lợi nhuận trước thuế của công ty cao su Đà Nẵng đạt 107 tỷ đồng (4,64 triệu USD). Casumina cho biết lợi nhuận của công ty bị tác động mạnh bởi chi phí lãi vay cao, cũng như phân khúc lốp xe radial toàn thép không đạt điểm hòa vốn.

Hiện Việt Nam có gần 250 doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào chế biến cao su, với công suất hơn 1,24 tỷ tấn/năm. Tổng công suất của các cơ sở chế biến hiện nay vượt sản lượng cao su tự nhiên 15 – 20%. Nhưng ngành vẫn có một số hạn chế, như không có tiêu chuẩn quốc gia cho nguyên liệu cao su – khiến các quy định về giá khó hình thành và thi hành, thay vào đó lại phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới. Hơn nữa, không có kế hoạch phát triển lĩnh vực chế biến cao su trên quy mô toàn quốc nên nhiều cơ sở xây dựng tư nhân khởi sinh tự phát và dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua mủ cao su. Về phía tích cực, Casumina tin rằng việc triển khai các thỏa tuận thương mại tự do như EVFTA và Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới thông qua sẽ càng củng cố vị thế của công ty tại các nước khác. Các thỏa thuận này được hình thành nhằm thúc đẩy các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu cũng như xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm cao su.

Ngoài ra, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam cùng với sự phát triển của ngành lắp ráp và sản xuất xe hơi nội dịa đang đặt nền tàng cho các nhà sản xuất lốp xe tăng trưởng.

Lợi nhuận ấn tượng

Năm 2019, xuất khẩu lốp xe khách của Việt Nam sang Mỹ tăng 14% lên 469,6 triệu USD, so với mức 411,43 triệu USD năm 2018, theo dữ liệu từ Niên giám Thống kê Mỹ. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) đang vượt qua các đối thủ nội địa về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm; trong khi giá lốp xe hơi và ống cao su từ Trung Quốc thấp hơn khoảng 10-15% so với các sản phẩm cùng phân khúc từ các nhà sản xuất nội địa.

Sailun Vietnam, công ty con của nhà sản xuất lốp xe lớn tại Trung Quốc là Sailun, ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3 lần từ 1.150 tỷ đồng (49,79 triệu USD) năm 2017 lên 3.140 tỷ đồng (135,96 triệu USD) trong năm 2019. Trong khi đó, Cheng Shin Rubber Vietnam, doanh nghiệp nhượng quyền của Maxxis Group (Đài Loan), ghi nhận lợi nhuận năm 2019 là 587 tỷ đồng (25,42 triệu USD). Một số doanh nghiệp FIEs khác như Kumho Tire Vietnam và Kenda Rubber Vietnam cũng đạt lợi nhuận sau thuế rất ấn tượng trong năm 2019, lần lượt là 200 tỷ đồng (8,66 triệu USD) và 248 tỷ đồng (10,7 triệu USD).

Về quy mô sản xuất, các công ty FIEs như vậy lớn hơn các công ty Việt Nam cùng phân khúc. Cụ thể, công suất lốp radial hàng năm của Sailun Vietnam đạt 12 triệu lốp, Kumho Tire Vietnam đạt 6,3 triệu lốp và Bridgestone Vietnam đạt 17 triệu lốp, trong khi các công ty lốp lớn nhất Việt Nam cũng chỉ có công suất khoảng 1 triệu lốp hàng năm.

Theo VIR

Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su