0

Việt Nam cần tăng cường các biện pháp với mục tiêu đạt phát triển bền vững trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, đặc biệt là khi EVFTA đã có hiệu lực, theo các chuyên gia.

Trong 2 tháng sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 183,4 triệu USD, theo bà Phan Thị Thu Hiền, giảng viên và chuyên gia thị trường EU tại Đại học Ngoại thương. “Các hồ sơ chứng nhận xuất xứ EUTR1 cho xuất khẩu thủy sản chiếm gần 80% tổng hồ sơ C/O, xếp thứ 2 trong top các hàng hóa xuất khẩu”, bà Hiền cho hay. Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tuân thủ tốt các quy định xuất xứ để tận dụng EVFTA, bà nhận định. Trong khi đó, Bộ Công thương cũng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng và áp dụng thành công ưu đãi EUTR1 C/O, bao gồm tập huấn giới thiệu và truyền thông về EVFTA cùng các quy định xuất xứ, tập huấn và tư vấn, hỗ trợ trực tiếp, và các sổ tay hướng dẫn bán cứng, bản mềm.

EU là một trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có giá trị 1,3 tỷ USD trong năm 2019, chiếm 15,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu là sơ chế, theo Viện Kinh tế và Kế hoạch Thủy sản. Ngoài ra, EU là thị trường lớn với nhiều đơn hàng nhập khẩu, trong khi Việt Nam vẫn chưa phát triển các chuỗi chế biến và sản xuất nên bị mất nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Để xuất khẩu thủy sản hiệu quả và bền vững sagn thị trường EU, chính phủ và các cơ quan liên quan cần phải có các chương trình tập huấn và đối thoại công – tư về IUU và EVFTA. Họ cần hiện đại hóa và tiêu chuẩn há các văn bản cũng như thống kê thủy sản. Bà cũng cho rằng các cơ quan, tổ chức liên quan nên áp dụng quản lý rủi ro sử dụng khoa học công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng, các ứng dụng và nền tảng IT.

Đsôi với các nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, họ cần biết các quy tắc cơ bản của các quy định IUU, ngăn chặn tình trạng vi phạm. Các biện pháp này nhằm đảm bảo xuất khẩu thủy sản hiệu quả sang thị trường EU. Các nông dân và doanh nghiệp cũng nên chủ động tham gia vào các khóa tập huấn về IUU và EVFTA.

Ông Bạch Văn Hạnh từ Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT cho biết tổng cục đã tăng cường kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa, đồng thời cải thiện các quy trình hiện nay để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc tại các nhà máy chế biến và giám sát các nguyên liệu được chứng nhận cho chế biến trong các nhà máy.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề liên quan đến mức dư lượng chất chấm trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, theo ông Đào Trọng Hiếu từ Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho hay. Việt Nam cần hoàn thiện các tiêu chuẩn và quy định cho các sản phẩm thủy sản, đáp ứng các quy định thị trường của EU. Việt Nam nên tận dụng toàn diện các ưu đãi thuế từ EVFTA để xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang EU. Nếu Việt Nam dỡ bỏ thành công thẻ vàng về triển khai các quy định IUU và tận dụng triệt để ưu đãi thuế theo EVFTA thì xuất khẩu thủy sản sang EU trong 5 năm tới dự báo đạt khoảng 1,2 – 1,5 tỷ USD hàng năm, ông Hiếu nhận định.

Theo VNA

Admin

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam dần phục hồi

Bài trước

Thái Lan kiểm soát xuất khẩu trái cây nghiêm ngặt hơn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản