Theo CTCP Chứng khoán DSC, trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt hơn 6,06 tỷ USD, giảm tới 27,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong quý 2/2023 tăng 15% so với quý 1. Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ước đạt gần 1,1 tỷ USD trong tháng 7/2023, đưa tổng giá trị xuất khẩu của ngành này trong 7 tháng đầu năm 2023 lên 7,1 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022, theo dữ liệu từ Bộ NNPTNT. Nhưng giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD trong tháng 7 sau nhiều tháng suy giảm, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực của ngành này.
Theo DSC, các đợt cháy rừng tại Canada ảnh hưởng rất lớn tới nguồn cung gỗ từ Bắc Mỹ trong ngắn hạn. Nhiều nhà máy gỗ phải tạm đóng cửa. Gián đoạn nguồn cung giúp giá gỗ phục hồi. Trong khi đó, hồi đầu năm 2023, tác động của chính sách, lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ và EU – hai nước nhập khẩu gố và các sản phẩm từ gỗ chính của Việt Nam. Từ quý 2/2023, các chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ, lãi suất cho vay mua nhà cao khiến doanh số bán nhà đã hoàn thiện tại Mỹ liên tục giảm. Các gia đình có xu hướng hạn chế và cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là đối với các hàng hóa không cần gấp như nội thất mới hay bàn bếp.
Tuy nhiên, DSC tin rằng xu hướng này có thể đảo ngược trong quý 4/20023 do lãi suất đang trở nên ổn định hơn và nền kinh tế Mỹ cũng ổn định hơn so với kỳ vọng. Thực tế, doanh số bán nhà đã hoàn thiện tại Mỹ đã thoát khỏi tình trạng giảm mạnh kéo dài từ tháng 2/2023. Tín hiệu phục hồi không chỉ thể hiện ở phân khúc bán nhà đã hoàn thiện. Thị trường nhà mới tại Mỹ cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Sau khi suy giảm từ tháng 4/2022, số lượng nhà mới xây tại Mỹ phục hồi mạnh. Trong tháng 5 – 6/2023, thị trường bất động sản tại Mỹ bắt đầu xây dựng lần lượt 1,56 triệu đơn vị và 1,43 triệu đơn vị; trong khi đó, số liệu này trong tháng 1 chỉ là 1,3 triệu đơn vị. Nhu cầu đối với xây dựng nhà mới hiện vẫn cao hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Do đó, thị trường nhà đất Mỹ đang ở trạng thái tốt hơn so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt khi lãi suất tại Mỹ vẫn neo ở mức cao. Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ bắt đầu ổn định và nhu cầu xây dựng bắt đầu tăng trở lại trong nửa cuối năm 2023, tiêu dùng các sản phẩm gỗ có thể cải thiện.
Khảo sát của Hiệp hội ngành Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các đơn hàng mà ngành này có được giảm trung bình 30% trong những tháng đầu năm nhưng bắt đầu quay trở lại từ tháng 7 – trước mùa mua sắm cuối năm. Chủ tịch Global Integration Business Consultants (GIBC) Phạm Phú Ngọc Trai cho biết giảm đơn hàng trong ngành gỗ chỉ là tạm thời. Xuất khẩu tăng vượt mốc 1 tỷ USd trong tháng 7 sau khi giảm mạnh là dấu hiêu cho thấy ngành này đang dần phục hồi. Ngành chế biến gỗ tại Việt Nam duy trì tăng tưởng 2 con số ở mức 15,4% trong nhiều năm, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu nội thất lớn nhất thế giới. Ngành gỗ và lâm sản đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2023, tăng nhẹ so với mức 17,1 tỷ USD trong năm 2022, nhưng cũng là mức mục tiêu đầy thách thức do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy yếu.
Chính phủ gỡ bỏ khó khăn để giúp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ trong năm 2023
Theo ông Phan Quốc Trị - thứ trưởng Bộ NNPTNT, chính phủ sẽ tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong năm 2023, theo phát biểu trong hội thảo gần đây về chế biến và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ năm 2023 tổ chức tại tỉnh Bình Dương. Hiện có những dấu hiệu phục hồi kinh tế tại các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như tại Mỹ. Để đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 17 tỷ USD trong năm 2023, ông Trị yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cập nhật về các cơ sở chế biến gỗ tại các làng nghề về các chính sác và quy định pháp luật ngành gỗ, các xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, cũng như các quy định của EU về các sản phẩm liên quan tới hoạt động phá rừng.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát và cắt giảm thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách và thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu và phát triển nguyên liệu gỗ từ rừng trồng nội địa có chứng nhận quản lý rừng bền vững. Tổng cục Lâm nghiệp và Viforest nên tăng cường phối hợp với các bộ ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Các cơ quan này nên hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực phản ứng trước các vụ kiện phòng vệ thương mại và tối thiểu tác động của các vụ kiện. Hiện ngành gỗ đối diện với các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán, tủ bếp và bàn ăn xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT báo cáo giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,78 tỷ USd, giảm tới 25,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có giá trị xuất khẩu giảm 26,2% xuống còn 7,21 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt 580 triệu USD, giảm 15,4%. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chính của gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu sang 5 thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,44 tỷ USD, chiếm 89% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 3,1 tỷ USD, giảm 39,8%; sang Nhật Bản đạt 834,3 triệu USD, giảm 4,8%; sang Trung Quốc đạt 701,1 triệu USD, giảm 26,3%; sang EU (bao gồm Anh) đạt 425,5 triệu USD, giảm 33,7%; và sang Hàn Quốc đạt 410,3 triệu USD, giảm 24,9%. Ngành gỗ cũng ghi nhận giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm mạnh. Giá dăm gỗ xuất khẩu giảm xuống còn 135 USD/tấn trong 7 tháng đầu năm 2023, so với mức 195 USD/tấn trong cùng kỳ năm 2022; và giá pellet gỗ giảm từ 180 USD/tấn xuống còn 100 USD/tấn trong cùng kỳ so sánh.
Ông Triệu Văn Lực, cục phó Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết giá trị xuất khẩu giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2023 là do lạm phát cao ở một số thị trường chủ lực trong đó có Mỹ và EU. Các nước này đã ban hành nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ, trong khi người tiêu dùng cũng giảm chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có sản phẩm gỗ. Đồng thời, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm cả việc tăng chi phí logistic, giá cả của tất cả các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Các nước cũng tăng cường chính sách bảo hộ nhằm hỗ trợ cho sản phẩm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Một số làng nghề gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cũng như chuyển đổi sang sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và gỗ nhập khẩu có nguồn gốc hợp pháp. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest, cho biết kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, doanh nghiệp đến nay vẫn chưa nhận được thông báo giảm lãi suất các khoản vay cũ dù Chính phủ đã kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Các ngân hàng hiện đã cắt giảm lãi suất chỉ cho các khoản vay mới. Về hạn mức tín dụng, tùy theo uy tín, đơn hàng của doanh nghiệp mà các ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau. Ngoài ra, các ngân hàng chỉ cho vay sau khi đã đánh giá rủi ro đối với đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ông Lập cho biết. Đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, tình trạng chậm hoàn thuế của doanh nghiệp gỗ chưa được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ theo quy định, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho sản phẩm xuất khẩu.
Ông Lập đề nghị Bộ NNPTNT tổ chức đàm phán với các nước nhập khẩu để xây dựng quy định thống nhất về truy xuất nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, cần thí điểm mô hình phát triển xanh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, hướng tới cam kết trong ngành gỗ. Về việc mở cửa thị trường, ông Lập kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ra nước ngoài, tập trung vào các thị trường tiềm năng còn thiếu thông tin về các sản phẩm gỗ Việt Nam Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thuế GTGT, xác minh nguồn gốc gỗ rừng trồng trong nước.
Theo VNS
Bình luận