0

Ngành gỗ Việt Nam cho thấy những dấu hiệu phục hồi trong quý 3/2020. Tuy nhiên, những phức tạp pháp lý có thể nổi lên do nguồn nguyên liệu thô phi pháp từ các nhà cung cấp nước ngoài và sự thiếu đồng nhất.

Luồng xuất khẩu gỗ Việt Nam đứt gãy mạnh hồi đầu năm do đai dịch tạo ra một cú giáng mạnh vào đầu tư và nhu cầu tiêu dùng, và các hoạt động vận chuyển, thương mại bị gián đoạn, đánh dấu thời kỳ suy giảm mạnh nhất của ngành này trong 2 thập kỷ qua. Tháng 7 ghi nhận dấu hiệu tích cực khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2019, theo Bộ NNPTNT. Tuy nhiên, gián đoạn kinh tế xã hội trong thương mại ngành gỗ thế giới do cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 gây ra được cho là sẽ định hình lại ngành gỗ Việt Nam về dài hạn.

Trước đại dịch, ngành gỗ Việt Nam vốn đã bị yếu đi do sự tác động của Trung Quốc lên các chuỗi cung ứng toàn cầu và các căng thẳng thương mại leo thang với các nền kinh tế khác cũng như các chính sách thuế bất lợi trong thương mại quốc tế. Cùng với đó, đại dịch làm dấy lên những câu hỏi về tính bền bỉ của các doanh nghiệp trong nước cũng như vai trò của một trong những ngành chính của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ đều đang đối mặt với khó khăn do dư cung nguyên liệu thô. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc có thể dẫn tới các tác động tiêu cực lên chuỗi cung ứng các sản phẩm gỗ nhập khẩu. Để ngăn chặn bất cứ nguồn gỗ nguyên liệu phi pháp nào, nhiều nước, bao gồm Mỹ và Hàn Quốc, đã thiết lập các rào cản chống bán phá giá đối với các thị trường nhập khẩu gỗ.

Ông Trần Thiên, giám đốc nhà cung cấp gỗ công ty TNHH Thanh Hòa, cho biết: “Chức năng nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến gần như biến mất. Một số công ty gặp vấn đề về nguyên liệut hô phải giảm mạnh hoạt động hoặc buộc phải đóng cửa, trong khi các doanh nghiệp khác kéo nhau phá sản. Ví dụ, thua lỗ của công ty TNHH Anh Tài – chuyên kinh doanh gỗ từ châu Phi cho tiêu dùng trong nước – lên tới hàng trăm ngàn USD”.

Đồng thời, Trung Quốc với vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho ngành gỗ có sản lượng gỗ nội địa khoảng 50 triệu m3 hàng năm, nhưng những căng thẳng thương mại của nước này với Mỹ làm giảm nhu cầu tới khoảng 20% đối với gỗ nguồn gốc Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ áp các chính sách chống bán phá giá nặng nề đối với nhập khẩu gỗ Trung Quốc, đặc biệt là ván ép và các sản phẩm nhà bếp, với mức thuế đối với ván ép gỗ cứng và ván ép trang trsi lên tới 122% và đối với các sản phẩm nhà bếp lên tới khoảng 270%. Giữa bối cảnh này, các nhà cung cấp và chế biến gỗ Trung Quốc đang chuyển dịch ra ước ngoài rong một nỗ lực đầu tư vào Việt Nam, giữ chân khách hàng Mỹ và cuối cùng là trốn thuế.

Dữ liệu hiện tại của tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends cho thấy mức độ rủi ro gắn với các nguồn cung gỗ nguyên liệu Trung Quốc. Do chính sách của Trung Quốc đóng cửa khai thác nhiều khu vực rừng tự nhiên từ năm 2017, nguồn cung hàng năm giảm tới gần 50 triệu m3. Hệ quả là Trung Quốc bắt đầu bù đắp nguồn cung gỗ nguyên liệu từ các nước khác như Nga và Ukraine. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, chiếm ước tính gần 20 triệu m3 hàng năm, với một phần bị cáo buộc là phi pháp. Hạ nguồn của câu chuyện nằm ở Việt Nam khi các thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đang ngày càng phản ứng mạnh mẽ hơn nếu họ phát hiện nguyên liệu thô nguồn gốc Trung Quốc hoặc Nga do Việt Nam phải tuần thủ các quy tắc xuất xứ theo nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác.

Dữ liệu từ Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) cho thấy tỷ trọng nguồn gỗ bất hợp pháp từ Siberia và các khu vực khác có biên giới với Trung Quốc có thể lên tới 80%. Nguồn gỗ nguyên liệu này sau đó xuất khẩu vào Trung Quốc trước khi tái xuất sang các nước khác. EIA cũng nhấn mạnh rằng tại biên giới với Nga, số lượng nhà máy xẻ gỗ Trung Quốc rất nhiều, có vẻ là nguồn gỗ từ các cánh rừng Siberia nhập khẩu vào Trung Quốc. Một rủi ro khác đến từ gỗ bạch dương Ukraine được nhập khẩu vào Việt Nam qua Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tỷ trọng hàng năm còn thấp với giá trị nhập khẩu chỉ khoảng 11 triệu USD.

Tuy nhiên, gỗ bạch dương là phân khúc nhập khẩu gỗ quan trọng nhất vào Việt Nam, với tổng giá trị chiếm khoảng 70 – 90% kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu hàng năm, trung bình ở 20.000 m3, và giá trị àng năm khoảng 10 triệu USD. Báo cáo “Flatpacked Forests – IKEA’s illegal timber problem and the flawed green label behind it” (tạm dịch: “Những cánh rừng bị san phẳng – vấn đề gỗ bất hơp pháp của IKEA và nhãn xanh đằng sau nó” từ tổ chức phi lợi nhuận Earthsight, tóm lược cuộc điều tra kéo dài 18 tháng của tổ chức này, cung cấp bằng chứng chi tiết về hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp có tổ chức tại Ukrainian Carpathians mà họ cho rằng đã được cho phép bởi những doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tham nhũng, hiện đang quản lý vận hành phần lớn các cánh rừng của Ukraine.

Báo cáo của Earthsight cho thấy nhập khẩu nguyên liệu thô bất hợp pháp từ khu vực này có thể kéo theo những hậu quả pháp lý. Trong khi thị phần của nguồn cung gỗ Ukraine trong tổng nguồn cung gỗ Việt Nam còn nhỏ, sử dụng những nguồn nguyên liệu này có thể chỉ dẫn đễn gia tăng rủi ro cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nhưng cũng gây thiệt hại cho uy tín và hình ảnh của toàn bộ ngành gỗ Việt Nam. “Yêu cầu các chứng nhận xuất xứ từ các nhà cung cấp Trung Quốc có thể là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này và tránh các rủi ro pháp lý cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam”, theo đại biểu Thiện từ Thanh Hóa tham luận. Theo ông Thiện, các nhà cung cấp Trung Quốc nên chứng nhận rõ ràng rằng các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Ukraine hoặc Nga, cho biết thêm rằng “điều đặc biệt quan trọng là các nhà chức trách hải quan Việt Nam ngay lập tức thiết lập các quy định cho các nhà cung cấp để tránh bị phạt khi xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường quốc tế khác”.

Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, bình luận rằng, “trong khi xuất khẩu nội thất gỗ của Việt Nam bị tác động bởi cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, Việt Nam vẫn xoay xở tốt để tăng xuất khẩu sang Mỹ thêm 20%, tạo ra sức bật tốt cho mục tiêu 12,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong năm 2020”. Mặc dù xuất khẩu từ các công ty trong nước đang còn hạn chế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang duy trì các hạn ngạch xuất khẩu nhờ hỗ trợ từ các công ty mẹ, mang đến cho họ lợi thế đàm phán với các đối tác nước ngoài”. “Một trong những tin tốt là Việt Nam đã có 7 nhà máy sản xuất ván gỗ chất lượng cao làm đầu vào cho sản xuất thiết bị nhà bếp và nhà tắm, có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu sang Mỹ”, ông Lập cho hay.

Theo VIR

Admin

Ván gỗ cao su tạm áp thuế xuất khẩu 0%

Bài trước

Các nhà xuất khẩu ván gỗ gặp khó với thuế cao

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ