0

Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan về hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường EU để tận dụng tốt nhất EVFTA. Bộ Công thương sẽ tiếp tục hợp tác với các bộ ngành liên quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân ngành gạo để tăng thị phần và xúc tiến xuất khẩu gạo Việt sang thị trường EU và tìm kiếm các kênh phân phối mới.

Bộ Công thương sẽ phải hướng dẫn các cơ quan liên quan và các văn phòng thương mại Việt Nam tại các nước châu Âu để tiếp tục rà soát, cập nhật và theo dõi sát sao diễn biến nhu cầu cũng như các chính sách nhập khẩu của các thị trường này. Ngoài ra, Bộ Công thương phải nhanh chóng cung cấp thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân ngành gạo, hợp tác với họ để giải quyết bất cứ vấn đề phát sinh nào trong thời gian sớm nhất. Các quy định về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc tại châu Âu nên được cung cấp cho các doanh nghiệp. Bộ được giao hợp tác với Bộ NNPTNT rà soát và ký các thỏa thuận công nhận chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các hị trường châu Âu, thuận lợi hóa xuất khẩu gạo Việt Nam.

Liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu, Bộ Công thương cần đa dạng hóa các hoạt động để giới thiệu gạo Việt Nam tới các dối tác quốc tế và giới thiệu cho những đối tác có nhu cầu nhập khẩu gạo tới các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt quan trọng là sự hợp tác giữa các bộ ngành liên quan để cải thiện chính sách và hỗ trợ các nhà xuất khẩu gạo, khuyến khích họ tham gia các dự án hợp tác công tư, chuỗi giá trị toàn cầu và các hệ thống phân phối quốc tế. Đồng thời, các thương nhân ngành gạo nên áp dụng các mô hình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, cải thiện năng lực marketing và giải quyết các tranh chấp thương mại. Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 6,4 – 7 triệu tấn gạo sang hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 2019, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 6,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,8 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 4,99 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD. Châu Á là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 3,2 triệu tấn, chiếm 66,36% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Philippines trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam từ năm 2019 đến nay và trong 9 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu 1,76 triệu tấn gạo, chiếm 36,14% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Châu Phi đứng vị trí thứ hai với 0,91 triệu tấn.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết xuất khẩu gạo sang châu Âu vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 0,07 triệu tấn, chỉ chiếm 1,39%. Tuy nhiên, một số thị trường châu Âu tăng vọt nhập khẩu gạo từ Việt Nam, như Tây Ban Nha (+107,1%), Pháp (+112,99%) và Hà Lan (+36,58%). Đây là một tín hiệu tốt cho Việt Nam tiếp tục tận dụng những cơ hội trên thị trường EU khi EVFTA đã chính thức có hiệu lực.

Các chuyên gia cũng đồng ý rằng EU là một thị trường tiềm năng cho gạo Việt Nam do nhu cầu nhập khẩu gạo của khối này lên tới hơn 2 triệu tấn hàng năm, trong khi xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực này chỉ chiếm thị phần nhỏ. Theo EVFTA, EU phân bổ hạn ngạch hàng năm 80.000 tấn gạo cho Việt Nam – gồm 20.000 tấn lúa, 30.000 tấn gạo thành phẩm và 30.000 tấn gạo thơm – và hoàn toàn tự do hóa thương mại gạo tấm. Do đó, EVFTA sẽ mở ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gạo chất lượng cao.

Theo Saigon Times

Admin

4 xu hướng chính của các kênh phân phối và bán lẻ Việt Nam

Bài trước

Chính phủ Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Philippines

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc