Đầu tư

4 xu hướng chính của các kênh phân phối và bán lẻ Việt Nam

Với dân số gần 100 triệu người, mức tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam duy trì ở mức cao, hơn 70% hàng năm, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường. Cạnh tranh khốc liệt trong các kênh phân phối và bán lẻ của Việt Nam tạo ra 4 xu hướng lớn trên thị trường.

Tại Việt Nam, mạng lưới phân phối và ngành bán lẻ nội địa chiếm 15% GDP và tạo ra việc làm cho 6 triệu người, theo bài phát biểu của nhà kinh tế học Vũ Minh Phú tại hội thảo thảo luận về tiềm năng của mạng lưới phân phối tại Việt Nam tổ chức ngày 3/10. Với dân số gần 100 triệu người, mức tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam duy trì ở mức cao, hơn 70% hàng năm, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường. Các yếu tố khác góp phần tạo nên sự hấp dẫn của hệ thống phân phối và bán lẻ tại Việt Nam bao gồm: dân số trẻ chiếm 50%dân số, thị trường nông thôn gần như chưa khai thác và các kênh thương mại hiện đại chiếm 25% tỷ trọng thị trường.

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng với tốc độ 2 con số trong những năm gần đây nhưng “thị trường bán lẻ trực tuyến mới chỉ chiếm 5% tổng doanh thu”, ông Phú nhấn mạnh. Ông chỉ ra 4 xu hướng chính của các kênh phân phối và bán lẻ tại Việt Nam bao gồm:

Đầu tiên, hoạt động thâu tóm và sát nhập (M&A) liên tục tăng mạnh trong 4 – 5 năm vừa qua, giúp tạo ra các tập đoàn bán lẻ quy mô lớn với khả năng cạnh tranh cao. Một số thương vụ M&A nổi bật là vụ thâu tóm chuỗi siêu thị Big C của Central Group với giá trị 1,05 tỷ USD trong năm 2016; Vingroup thâu tóm Fivimart và Shop & Go; Saigon Co.op thâu tóm hoạt động tại Việt Nam của nhà bán lẻ Pháp Auchan. Các tập đoàn bán lẻ lớn tại Việt Nam được cho là sẽ có tác động lớn lên thị trường nội địa; đồng thời cạnht ranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Trong bối cảnh này, các nhà bán lẻ nhỏ với hệ thống quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp còn hạn chế và các mô hình kinh doanh kém hiệu quả đang là đối tượng của các hoạt động M&A, phá sản hoặc mất thương hiệu trên thị trường.

Thứ hai, xu hướng tạo ra các trải nghiệm mua sắm đa dạng cho khách hàng. Trong những năm gần đây, một số nhà bán lẻ đã xây dựng các trung tâm mua sắm quy mô lớn (Vincom Mega Mall, Aeon Mall) mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách hàng tới mua sắm nhờ ứng dụng các công nghệ số và các ứng dụng hỗ trợ mua sắm được cài đặt vào điện thoại của khách hàng. Ngược lại, các siêu thị và các trung tâm thương mại thông thường phục vụ một phân khúc khách hàng nhất định, không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của trải nghiệm mua sắm của khách hàng sẽ đứng trước bờ vực phải đóng cửa. Parkson và Auchan là các ví dụ điển hình của trường hợp này.

Thứ ba, số lượng ngày càng tăng các trung tâm chuyên thu mua nông sản và thực phẩm trên cả nước. Các nhà bán lẻ đang tập trung vào thiết lập các trung tâm thu mua của riêng họ theo chiến lược mạng lưới phân phối. Thông qua các trung tâm thu mua này, các nhà bán lẻ có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn đồng nhất, áp dụng các quy trình thu hoạch và bảo quản, dẫn đầu trong cạnh tranh về giá và đặt nền tảng cho hoạt động xuất khẩu sau này.

Metro Cash & Carry là nhà bán lẻ đầu tiên đi theo xu hướng này và hiện Central Group của Thái Lan, Aeon, Vingroup, Saigon Co.op đều thiết lập các trung tâm thu mua và kiểm soát chất lượng tại các tỉnh và thành phố có lợi thế về sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, sự ra đời của các kênh phân phối hỗn hợp trực tuyến – thực tuyến: thực tế là 70% dân số Việt Nam sở hữu các thiết bị thông minh, cộng với tốc độ phát triển nhanh chóng của các công nghệ số, trí thông minh nhân tạo, dữ liệu lớn, đang khiến hoạt động thương mại điện tử ngày một sôi động.

Tuy nhiên, các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn về hệ thống quy định chính sách trong quá trình phát triển, mà vấn đề chính là thiếu những biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm bán trực tuyến. Hệ quả là các nhà bán lẻ đang phải cung cấp cả dịch vụ trực tuyến và thực tuyến. Ví dụ, các nhà bán lẻ có thể quảng cáo các sản phẩm trên các kênh trực tuyến nhưng giao hàng và nhận thanh toán tại các cửa hàng.

Các kênh thương mại hỗn hợp được cho là không thể tránh khỏi cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề chính là quản lý nhà nước đối với kênh phân phối đầy tiềm năng này tại Việt Nam.

Theo Hanoitimes
Admin

Ông trùm kinh doanh Việt Nam chơi lớn, cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trên thị trường 10 tỷ USD

Bài trước

Các nhà đầu tư nào đang đổ tiền vào nông nghiệp?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư