Tập đoàn lớn nhất Việt Nam là Vingroup thông báo bán mảng bán lẻ và nông nghiệp cho tập đoàn Masan. Với động thái này, những nhà quan sát đang cố gắng định lượng lợi ích mà hai công ty lớn này nhận được trong tương lai và cách đấu trường hợp nhất và sát nhập của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

Theo thỏa thuận thông báo hồi tuần trước, VinCommerce và VinEco của Vingroup sẽ sát nhập vào Masan Consumer Holdings, mảng kinh danh bán lẻ của tập đoàn Masan, để tạo ra tập đoàn bán lẻ tiêu dùng hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi, theo đó Masan sẽ nắm quyền kiểm soát và Vingroup là một cổ đông thiểu số. Giá thị thương vụ này vẫn chưa được tiết lộ nhưng đây có thể là thương vụ mua bán và sát nhập (M&A) lớn nhất năm 2019, thổi bùng lên một cuộc chiến bán lẻ gay gắt.

Nhìn vào thương vụ này, giám đốc Institute of Certified Management Accountants (CMA) Phan Long cho rằng: “Thương vụ mang đến lợi ích cho cả hai bên. Masan nắm giữ hệ sinh thái sản xuất với 180.000 điểm phân phối hàng tiêu dùng và các công ty con như Vinacafé Biên Hòa, nước khoáng Vĩnh Hảo và Masan Meatlife. VinCommerce sở hữu chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi cùng với VinEco có 30.000 ha đất nông nghiệp”. Ông giải thích rằng theo thỏa thuận, Masan sẽ có quyền tiếp cận hệ thống bán lẻ mở rộng để hoàn thành các kênh phân phối và bán lẻ. Tập đoàn này cũng sẽ giảm được tác động của các đối tác bán lẻ về khả năng kiểm soát thị trường trong tương lai, đồng thời đảm bảo biên lợi nhuận. Đồng thời, nhờ đó Vingroup sẽ tập trung vào các mảng kinh doanh chính của họ.

Trong thông cáo, Vingroup cho biết thỏa thuận này sẽ mang lại một tập đoàn bán lẻ tiêu dùng mới với “quy mô dẫn đầu” và “khả năng cạnh tranh vượt trội” tại Việt Nam. Động thái này cũng sẽ giúp họ tập trung vào các hoạt động đầu tư công nghệ cao, bao gồm sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh. Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang cho hay sau thông cáo: “Chúng tôi đã tạo ra hai doanh nghiệp quy mô lớn, VinFast và VinSmart, với tham vọng toàn cầu nên chúng tôi phải tối ưu hóa mọi nguồn lực để đưa các doanh nghiệp này trở thành tượng đài quốc tế”. Bán lẻ và nông nghiệp nằm trong 8 mảng kinh doanh chính của Vingroup – cùng với bất động sản, nghỉ dưỡng, công nghiệp, công nghệ, y tế và giáo dục – với bán lẻ đứng thứ 2 về doanh thu của tập đoàn.

Đây không phải là lần đầu tiên Masan bước chân vào bán lẻ do ngành này từ lâu đã là mảng kinh doanh chính của tập đoàn. Năm 2001, tập đoàn này đã ra mắt 25 cửa hàng Masan Mart, nhưng đã buộc phải đóng cửa 2 năm sau đó với do sai thời điểm. Doanh nghiệp này vạch ra chiến lược trong báo cáo thường niên 2018 sẽ tạo ra một hệ thống sinh thái thương mại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua các mảng kinh doanh độc lập bằng cách thiết lập một hệ thống cho phép họ quản lý tài chính, mua sắm và nhu cầu sức khỏe cùng một lúc.

Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là một chiến trường nóng cho các thương vụ M&A cho cả công ty nước ngoài và Việt Nam để củng cố vị thế. Một xu hướng đáng kể trong bối cảnh M&A bán lẻ tại Việt Nam là sự nổi lên của những tay thâu tóm nội địa. Tháng 6/2019, nhà bán lẻ nội địa Saigon Co.op đã thâu tóm hơn 18 cửa hàng và toàn bộ hệ thống bán lẻ trực tuyến của nhà bán lẻ Pháp Auchan tại Việt Nam trong một thương vụ kín. Giao dịch giữa hai bên được cho là đã có giá tốt cho cả Saigon Co.op và giúp Auchan nhanh chóng rời khỏi thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thực hiện thành công một số M&A để mở rộng hoạt động bán lẻ, bao gồm vụ mua 49% cổ phần trong Nguyễn Kim của Central Group và việc tập đoàn này thâu tóm Big C Viẹt Nam, vụ thâu tóm Metro Cash & Carry Vietnam của TCC Group, và vụ mua 20% cổ phần trong Bibo Mart của ACA Investments.

Bình luận về xu hướng này hồi đầu năm, Richard Burrage, đối tác điều hành của công ty nghiên cứu thị trường tiêu dùng Cimigo cho rằng các nhà bán lẻ nội địa đang sắp sửa mở rộng phạm vi hoạt động thông qua M&A. “Họ gần gũi hơn với khách hàng địa phương, linh hoạt hơn rất nhiều và ít sợ hãi thất bại hơn, nhanh chóng học hỏi và tiến về phía trước”.

Tháng 11/2019, tại cuộc họp VinCommerce đánh dấu năm thứ 5 triển khai các hệ thống VinMart, các tham vọng mở rộng mạng lưới VinMart và VinMart+ lên lần lượt 300 và 10.000 vào năm 2025 được nhắc lại. Đồng thời, trong những năm hoạt động vừa qua, quy mô chuỗi bán lẻ VinMart càng lớn thì thua lỗ càng tăng. Tuy nhiên, các kết quả kinh doanh chi tiết của VinMart và VinMart+ chưa bao giờ được công bố. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại đối với nhiều nhà đầu tư, cho rằng Masan có thể sẽ phải gánh chịu thêm khoản thua lỗ từ hoạt động bán lẻ trực tiếp.

Daisuke Imaichi, quản lý và trưởng phòng doanh nghiệp Nhật Bản số 2 tại ngân hàng Mizuho cho rằng: “Thương vụ của Masan sẽ góp phần giúp mở rộng mạng lưới và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, đây sẽ là một gánh nặng lớn cho Masan trong tương lai gần, bởi khả năng sinh lời của VinCommerce vẫn ngày càng âm”.

VinCommerce, đơn vị trực tiếp vận hành VinMart and VinMart+ từ năm 2014, cho biết mảng bán lẻ mang lại doanh thu 454 tỷ đồng (19,7 triệu USD), nhưng lỗ trước thuế lên tới hơn 279 tỷ đồng (12,1 triệu USD) trong năm 2014 và tăng vọt lên 5.100 tỷ đồng (221,7 triệu USD) trong năm 2018.

Ông Phan từ CMA cho rằng: “Bất chấp hình thức hoán đổi cổ phần, một thương vụ luôn có bên bán và bên mua. Có thể người mua sẽ đối diện với rất nhiều trở ngại để đạt được các mục tiêu hợp nhất. Người mua cũng cần phải tạo ra dòng tiền tương lai để bù đắp các khoản thanh toán trong thương vụ mua lại. Đồng thời, các cổ đông của người bán có thể hưởng lợi từ giá trị thu về từ thương vụ”. Ông cho biết thêm rằng trong thỏa thuận này, cả người bán và người mua đều là các chuyên gia về mặt định giá và đàm phán, khiến thương vụ này trở nên rất thú vị trong cộng đồng đầu tư.

Nhiều người tin rằng động thái này tạo ra giá trị cộng hưởng cho hàng hóa tiêu dùng của Masan. Tuy nhiên, với thay đổi lớn này, Masan vẫn hứng chịu những khó khăn trong ngắn hạn, đặc biệt là về vấn đề sinh lời.

Theo VIR
Admin

Ông trùm kinh doanh Việt Nam chơi lớn, cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trên thị trường 10 tỷ USD

Bài trước

Các nhà đầu tư nào đang đổ tiền vào nông nghiệp?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư