0

Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đang mang đến một cú hích cho ngành sữa châu Âu thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam đầy triển vọng.

Trả lời phỏng vấn VIR, ông Alexander Anton, tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho biết EVFTA mang đến những cơ hội rất lớn cho ngành sữa châu Âu thông qua tự do hóa toàn diện thương mại sữa và các sản phẩm từ sữa trong 3 – 5 năm. EVFTA cũng bảo vệ gần 200 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, bao gồm rất nhiều loại phô mai.

Hiện các sản phẩm từ sữa chịu thuế từ 5 – 20%, đối với phô mai là 10%. Tuy nhiên, EVFTA sẽ dần xóa bỏ mọi dòng thuế. Với bối cảnh mới này, các luồng thương mại sữa giữa EU và Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng. Năm 2019, EU xuất khẩu 63.000 tấn các sản phẩm sữa sang Việt Nam với giá trị hơn 128,72 triệu USD. Đồng thời, Việt Nam xuất khẩu sang EU chỉ khoảng nửa tấn các sản phẩm này, trị giá 2.300 USD. “Chúng tôi kỳ vọng tăng cả lượng và giá trị xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa từ EU sang Việt Nam trong những năm sắp tới. Mức độ tăng sẽ phụ thuộc vào các xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam”, ông Anton cho biết.

Hiện EVFTA đã chính thức có hiệu lực, cộng đồng giao dịch các sản phẩm sữa EU đang tìm cách hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại này. “Các chính sách thuế áp dụng đối với nhập khẩu sữa châu Âu hiện khá thấp tại Việt Nam. Ví dụ thuế nhập khẩu sữa bột gầy ở mức chỉ 5%. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ hoàn toàn tất cả các dòng thuế trong vòng 5 năm sẽ cho phép các sản phẩm từ châu Âu cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm từ Úc và New Zealand, hiện đang được hưởng chính sách tiếp cận phi thuế đối với thị trường Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Úc – New Zealand và Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”, theo nhà tư vấn pháp lý và chính sách tại Hiệp hội Thương mại sữa châu Âu Aloice O’Donovan. “Hiện tiêu dùng sữa trên đầu người tại Việt Nam ở mưc thấp. Trong khi sản xuất tại Việt Nam còn xa mới đáp ứng đủ nhu cầu, chúng tôi kỳ vọng EVFTA sẽ mang đến một cú hích cho xuất khẩu sang Việt Nam, cùng với đầu tư của các công ty châu Âu vào ngành sữa Việt Nam cũng là một điều khả thi”, ông O’Donovan cho biết thêm.

Năm 2019, tiêu dùng sữa trên đầu người của Việt Nam là 26 lít/người/năm, so với mức 35 lít/người/năm, 45 lít/người/năm tại Singapore và 80 – 100 lít/người/năm tại châu Âu. Hơn nữa, sản xuất sữa tại Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 35% tổng nhu cầu nội địa. Theo kế hoạch phát triển ngành sữa trong nước, sản lượng sữa tươi sẽ đạt 1 tỷ lít, đáp ứng 38% nhu cầu nội địa trong năm 2020 và tăng lên 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu đến năm 2025.

Sự hiện diện ngày càng tăng của các sản phẩm sữa châu Âu sẽ giúp đáp ứng nhu cầu nội địa nhưng cũng sẽ chồng chất áp lực lên các nhà sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên, ông Anton nhấn mạnh rằng sữa vẫn chưa phải là một phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của người Việt Nam do lịch sử sản xuất không mấy khởi sắc. Phô mai cũng không được xem là một phần trong thực đơn lành mạnh và giàu dinh dưỡng, không tăng được xuất khẩu nhưng tăng xuất khẩu sữa nước dự báo sẽ tăng.

Sản phẩm sữa nổi tiếng nhất của EU tại thị trường Việt Nam là FrieslandCampina, vốn đã trở thành một phần của ngành sữa Việt Nam, cả về khía cạnh sản xuất nội địa và nhập khẩu từ EU. Tuy nhiên, thống kê từ German Zentrale Milchmarkt Berichterstattung GmbH cho thấy nguồn cung sữa Việt Nam đáp ứng 41% nhu cầu, cao hơn ước tính từ các cơ quan nghiên cứu trong nước. Để so sánh, nguồn cung sữa tại EU đáp ứng 112% nhu cầu tiêu thụ sữa của khu vực này, nghĩa là các nhà sản xuất cũng là những nhà xuất khẩu năng động với hàng loạt các sản phẩm sẵn có. Do đó, sữa và các sản phẩm sữa Việt Nam không thể được coi là đối thủ cạnh tranh cho sản xuất sữa của Việt Nam, đặc biệt khi sữa từ EU đã là một phần không thể tách rời của ngành sữa Việt Nam.

Tuy nhiên, theo báo cáo của VNDirect, giảm thuế nhập khẩu sẽ mang đến lợi ích cho các nước châu Âu vốn nổi tiếng với các sản phẩm sữa và sẽ tăng áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp sữa nội địa.

EVFTA cũng mở ra nhiều cơ hội cho các công ty sữa Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn tới công nghệ sản xuất và các nguyên liệu sữa từ châu Âu, vốn được đánh giá cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, qua đó cải thiện chất lượng các sản phẩm sữa trong nước. Theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC), EVFTA có thể kích thích tăng trưởng GDP của Viêt Nam tới 15%, với xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng trưởng trên 30%.

Theo VIR

Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Sữa