0

Ngày 27/9, hoạt động xây dựng tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 66 triệu USD đã bắt đầu khởi công tại tỉnh Đăk Lăk.

Tổ hợp này hiện đang được xây dựng tại xã Ea M’s droh, thuộc huyện Cu M’gar của tỉnh Đăk Lăk bởi liên doanh giữa CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao DHN và tập đoàn Hùng Nhơn tại tỉnh Bình Phước cùng tập đoàn De Heus đến từ Hà Lan. Tổ hợp rộng 200ha sẽ được hoàn thành trong qúy 4/2025 với 80ha dành cho chăn nuôi lợn giống nhập khẩu từ Hà Lan, 30ha chăn nuôi gà giống, 15ha giết mổ lợn và sản xuất phân bón hữu cơ. Khi hoàn tất, tổ hợp này sx trở thành trung tâm hàng đầu về sử dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, hình thành các sản phẩm theo chuỗi và sản xuất TACN, phân bón hữu cơ và các sản phẩm chăn nuôi thương phẩm tốt nhất trên cả nước. Hệ thống nông nghiệp này sẽ được vận hành và giám sát sử dụng công nghệ 4.0 từ SKIOLD, một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Đan Mạch. Tổ hợp này sẽ sản xuất năng lượng mặt trời để sử dụng theo các xu hướng toàn cầu về sản xuất các sản phẩm sạch và bền vững từ TACN tới con giống chất lượng cao.

Sau khi thấu tóm trang trại sản xuất sữa rộng 1.000ha từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai 2 năm trước, công ty sữa lớn của Việt Nam là Nutifood gần đây thông báo Trang trại Bò sữa NutiMilk, là nơi nuôi 7.000 con bò sữa. Bò sữa và bê ở đây được nuôi sử dụng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện trang tại này có năng lực sản xuất sữa tươi có hàm lượng 3g protein và 4g chất béo trên mỗi 100ml, đạt các tiêu chuẩn châu Âu.

Các nhà phân tích cho rằng chưa bao giờ có nhiều doanh nghiệp như hiện nay đang đầu tư vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là chế biến sau thu hoạch. Trong 3 năm qua, số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào ngành nông nghiệp tăng gần 4 lần từ 3.000 lên 11.000 và gần như vào hầu hết các phân khúc của ngành, từ sản xuất, chế biến tới tiêu dùng. Nhưng phân khúc chế biến sau thu hoạch thu hút nhiều nhà đầu tư nhất, cả nội địa và quốc tế, đặc biệt trong những năm gần đây.

Lĩnh vực sau thu hoạch bao gồm tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, từ sản xuất trên đồng ruộng tới bàn ăn, bao gồm thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển và marketing. Lo ngại chính là tổn thất sau thu hoạch, diễn ra ở mọi khâu trong chuỗi cung ứng. Xóa bỏ tình trạng tổn thất này là một cách để tăng nguồn cung thực phẩm mà không yêu cầu thêm các nguồn lực tự nhiên hoặc gây thêm áp lực cho môi trường. Từ năm 2013, lĩnh vực chế biến sau thu hoạch đã tăng trưởng ở tốc độ 5 – 7%/năm.

Việt Nam hiện có khoảng 7.500 cơ sở chế biến nông sản. Chỉ riêng trong năm 2018 – 2018, tổng cộng 30 dự án chế biến nông sản có tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Trong các dự án này, Intimex khởi động xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hòa tan trị giá 30 triệu USD, được trang bị công nghệ hiện đại. Năm 2020, TH Group sẽ hoàn thành giai đoạn 2 của một nhà máy sản xuất nước uống, nước thảo mộc và nước trái cây, có công suất 36.000 chai/ngày. Đầu tháng 10/2020, MEATLife của tập đoàn Masan đã cam kết đầu tư 1.800 tỷ đồng (77,6 triệu USD) xây dựng một nhà máy chế biến thịt tại tỉnh Long An, có thể giết mổ và chế biến 1,4 triệu con lợn/ngày. Trong giai đoạn đầu, nha fmáy này sẽ sản xuất 140.000 tấn thịt đông lạnh/năm và 15.000 tấn các sản phẩm thịt chế biến như dăm bông, xúc xích, ruốc và các sản phẩm khác.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT, đến năm 2030, giá nông sản chế biến Việt Nam sẽ tăng 7-8%/năm. Các sản phẩm chế biến sâu có GTGT cao sẽ chiếm từ 30% kim ngạch xuất khẩu trở lên và hơn 50% các cơ sở chế biến nông sản sẽ được trang bị công nghệ và máy móc hiện đại. Việt Nam hiện có một số doanh nghiệp lớn đang tham gia vào chế biến nông lâm thủy sản, tất cả đều trang bị máy móc hiện đại và có khả năng cạnh tranh cao.

Bên cạnh các sản phẩm chế biến cao, các doanh nghiệp hiện nay cũng đã cải thiện nhận thức và quản lý an toàn thực phẩm, từ xét nghiệm thành phẩm tới quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Các nhà phân tích cho biết ngành nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị thặng dư rất lớn nếu đầu tư vào các công nghệ chế biến sâu. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp nông nghiệp cần thiết lập một chuỗi sản xuất khép kín để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô chất lượng cao, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và mạng lưới phân phối hiện đại. Đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị chế biến là vô cùng cần thiết cho các nhà chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn, đồng thời cắt giảm chi phí và bảo vệ môi trường, ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tuy nhiên, các doanh nghiệp nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước và 80% có quy mô nhỏ và vừa. Hệ quả là họ không đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Quỹ đất, vốn và các chính sách là những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi muốn đầu tư vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản. Phó giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, Tạ Vâng Tường, cho biết các mô hình nông nghiệp công nghệ cao luôn yêu cầu quỹ đát khoảng 100 – 150ha, vốn rất khó tìm tại phần lớn các khu vực. Giám đốc CTCP Nông nghiệp Hữu cơ Tuệ Viên, Nguyễn Thị Liên Phương, cho biết nhiều doanh nghiệp nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng do quy trình thủ tục phức tạp.

Các doanh nghiệp nông nghiệp cần nỗ lực hơn để tận dụng toàn diện EVFTA

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có thể giúp tăng xuất khẩu thủy sản sang EU từ con số cao kỷ lục 1,48 tỷ USD trong năm 2018 lên 3,5 tỷ USD trong năm nay.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc công ty TNHH XNK Thương mại Vina T&T, cho biết từ nay tới cuối năm, công ty ông dự kiến tăng xuất khẩu sang EU tới 20% so với cùng kỳ năm 2019. Công ty xuất khẩu trái cây sang nhiều nước trên khắp thế giới. Từ khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8, công ty đã nhận được rất nhiều đơn hàng xuất khẩu, một trong số này là 20.000 trái dừa tươi, 12 tấn bưởi và 3 tấn thanh long cho thị trường EU.

EVFTA đã xóa bỏ 95% trong 547 dòng thuế áp dụng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU. Thỏa thuận này mang đến cú hích rất mạnh cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Đăng Doanh cho biết. cÁc nhà phân tích cho biết các nhà xuất khẩu Việt Nam cần cải thiện công suất sản xuất và đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật từ các nước EU trong tương lai. Ông Doanh đồng thuận với nhận định này, cho rằng EU sẵn sàng cắt giảm thuế quan nhưng rất khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng nông sản để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các quy định – tiêu chuẩn kỹ thuật cao liên quan đến đóng gói và ghi nhãn.

Bên cạnh nhận thức toàn diện về các cam kết của Việt Nam trong EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất khẩu của EU như các quy định xuất xứ, đặc biệt là các quy định truy xuất nguồn gốc đang trở nên ngày càng khắt khe. EU cũng yêu cầu các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tính minh bạch về thông tin lao động cũng như môi trường làm việc. CÁc doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng các hệ thống chế biến và sản xuất tiên tiến để đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt tính nguyên bản, chất lượng và xuất xứ hàng hóa. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ NNPTNT, nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập các mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân để đảm bảo toàn bộ chuỗi sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn EU. Ông Lê Văn Thiết, cục phó Cục BVTV, cho biết tất cả  phải áp dụng đồng loạt GAP.

Theo VNS

Admin

Các ưu tiên nhập khẩu và thương mại: Hàn Quốc tạm thời nới lỏng chính sách thực phẩm do COVID-19

Bài trước

Liên minh tôm miền nam Mỹ đề xuất dỡ bỏ quy định xuất xứ nhiều lỗ hổng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc