Phản hồi trước yêu cầu bình luận từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP), Liên minh tôm miền nam nước Mỹ đã chính thức đệ trình danh sách ý kiến mở rộng để hỗ trợ cho đề xuất của cơ quan này cho điều chỉnh và dỡ bỏ một quy định thư ban hành tháng 1/2017 liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của một số sản phẩm tôm chế biến nhập khẩu vào Mỹ.

Ngày 3/1/2017, CBP đã ban hành một quy định thư cho Pescanova Inc. về việc phát hiện ra tôm đông lạnh từ Ấn Độ được xuất khẩu sang Guatemala để bóc vỏ và chế biến, tức là trải qua một quá trình chuyển đổi đáng kể thông qua hoạt động chế biến tại Guatemala. Như vậy, nhãn ghi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm tôm chế biếnn này tại Mỹ là Guatemala. Quy định thư này không đồng nhất với các quy định thư ban hành suốt 3 thập kỷ trước, nhấn mạnh rằng hoạt động bóc vỏ, hấp và các hoạt động chế biến  tôm ở mức độ thấp khác tại một nước thứ 3 không cấu thành nên sự thay đổi lớn và không làm thay đổi nguồn gốc xuất xứ của tôm từ nơi được thu hoạch.

Để phản hồi một văn bản từ Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ về sự bất nhất này, CBP đang xem xét lại về đề xuất thay đổi quy định thư kết luận rằng tôm Ấn Độ vận chuyển tới Guatemala để bóc vỏ, hấp không được cho là biến đổi đủ lớn và vẫn phải ghi nhãn xuất xứ là tôm Ấn Độ. CPB đã ban hành mtộ thông báo trong Customs Bulletin and Decisions vào cuối tháng 5 vừa qua để các bên bình luận về đề xuất thay đổi.

Trong các bình luận gửi CBP đầu tháng 7/2019, Liên minh tôm miền nam nước Mỹ đã tóm lược lịch sử dài về tính thống nhất trong các quy định xuất xứ liên quan đến tôm thu hoạch tại một nước và chế biến tại một nước khác, bắt đầu với quy định thư HQ 731472 ban hành ngày 23/6/1988, chỉ rõ tôm nhập khẩu bóc vỏ bỏ gân tại một nhà máy chế biến của Mỹ không biến đổi đủ mạnh để trở thành một sản phẩm ghi nhãn xuất xứ Mỹ. Chưa đầy 1 năm sau đó, CBP mở rộng quy định thư và ban hành văn bản HQ 731763 ngày 17/5/1989, thông báo Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ rằng tôm chế biến nhập khẩu tại một nhà máy chế biến tại Mỹ không biến đổi đủ mạnh để cho phép ghi nhãn xuất xứ Mỹ.

Từ năm 1989, CBP đã được yêu cầu ban hành các quy định thư liên quan đến tôm cập cảng các vùng nước của Mỹ, được xuất khẩu sang các nước thứ 3 để sơ chế, tôm thu hoạch tại các ao nuôi tại Ecuador, Thái Lan và Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc để sơ chế, tôm thu hoạch tại Bangladesh và xuất khẩu sang Ấn Độ để sơ chế, và gần đây nhất là tôm tự nhiên Argentina xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Việt Nam để sơ chế. Trong mỗi quy định thư về vấn đề cụ thể, CBP thống nhất rằng quy định xuất xứ tôm không thay đổi dựa trên hoạt động chế biến diễn ra tại một nước thứ ba – nơi tôm được đông lạnh, bóc vỏ hoặc hấp.

Các bình luận của Liên minh tôm miền Nam cũng cung cấp bối cảnh các quy định liên quan đến các sản phẩm tôm nhập khẩu do thị trường Mỹ có đặc trưng là các nhà nhập khẩu liên tục có các hành vi ghi nhãn xuất xứ vi phạm các quy định liên quan đến hoặc an toàn thực phẩm do FDA ban hành hoặc các nghĩa vụ thuế chông bán phá giá cho Kho bạc Mỹ. Gần đây, lo ngại đặc biệt nổi lên liên quan đến tôm Ấn Độ lợi dụng kẽ hở quy định CBP khi luồng tôm này liên tục nhânh được các Cảnh báo Nhập khẩu của FDA và vấn đề chống bán phá giá. Liên minh tôm miền nam nước Mỹ cho rằng các nỗ lực thi hành luật pháp phụ thuộc vào tính rõ ràng và thống nhất của các quy định liên quan đến xuất xứ các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ.

Theo Shrimp Alliance
Admin

Các ưu tiên nhập khẩu và thương mại: Hàn Quốc tạm thời nới lỏng chính sách thực phẩm do COVID-19

Bài trước

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt