0

Nông dân tại tỉnh trồng cà phê lớn nhất Việt Nam thường bắt đầu thu hoạch từ khoảng giữa tháng 10. Nhưng năm 2020 tại Đak Lăk, mưa không ngớt do ảnh hưởng của La Nina kèm các cơn bão nhiệt đới liên tiếp khiến hoạt động thu hoạch ngưng trệ, theo Hiệp hội Cà phê Buôn Mê Thuột cho hay.

“Nông dân trồng cà phê không thể thu hoạch thủ công trái chín bởi mưa kéo dài liên tiếp cả tuần qua”, theo ông Trịnh Đức Minh, lãnh đạo Hiệp hội cho biết. “Chúng tôi không chắc khi nào hoạt động thu hoạch có thể bắt đầu bởi một áp thấp khác đang hướng tới miền Trung Việt Nam”. Chỉ 10% cây cà phê tại tỉnh có trái chín, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước, ông Minh cho hay.

Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – là loại cà phê thường được dùng trong pha chế espresso và sản xuất cà phê hòa tan. Thu hoạch ngưng trệ có thể kéo theo giảm xuất khẩu và giao hàng trong những tháng sắp tới. Giá cà phê Robusta tương lai trên thị trường Luân Đôn tăng và hướng tới mức đóng cửa tăng mạnh nhất trong hơn 2 tuần.

Thu hoạch thủ công lựa trái chín tại Tây Nguyên – vành đai cà phê của Việt Nam – có thể bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 nếu thời tiết cho phép, theo khảo sát của Bloomberg với 11 nhà giao dịch và phân tích. Thu hoạch tuốt cành sẽ không bắt đầu trước cuối tháng 11, theo 7 người được khảo sát nhận định, trong khi những người khác cho rằng chỉ có thể thu hoạch tuốt cành vào đầu tháng 12. “Trái cà phê không thể chính do độ ẩm quá cao”, ông Nguyễn Ngọc Minh, một nông dân tại tỉnh Đăk Nông cho hay. “Thu hoạch có thể trễ tới 1 tháng”.

Những cơn bão vẫn tiếp tục đổ vào

Mùa mưa thường kết thúc vào tuần đầu tiên của tháng 11, có thể kéo dài tới cuối tháng 11 do tác động của La Nina, theo ông Đặng Văn Chiến, giám đốc trung tâm thời tiết của Đăk Lăk. La Nina là hiện tượng xảy ra khi bề mặt Thái Bình Dương lạnh đột ngột, làm kéo dài mùa mưa tại Tây Nguyên, ông Chiến cho biết thêm.

Mưa có thể sẽ kéo dài tại các khu vực ven biển của tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng sau khi mùa mưa kết thúc. “Hoạt động thu hoạch và sấy hạt cà phê có thể không dễ dàng trong năm nay”. Mùa mưa tại Tây Nguyên tháng 11 và tháng 12 dự báo có lượng mưa cao hơn trung bình dài hạn từ 20 – 40%, theo Trung tâm Dự báo Thời tiết quốc gia cho hay. Khu vực miền trung Việt Nam, bao gồm vành đai cà phê, có thể phải hứng chịu thêm 4 cơn bão từ nay tới cuối năm. “Nếu mưa kéo dài như dự báo thì ngoài vấn đề chất lượng, khả năng thiếu nguồn cung để giao hàng trong những tháng tới cũng là vấn đề khiến tôi lo lắng”, theo ông Lê Tiến Hùng, CEO của công ty xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 Việt Nam Simexco Dak Lak. Doanh nghiệp của ông có kế hoạch giao 100.000 tấn cà phê trong vụ thu hoạch kết thúc vào tháng 9.

Sản lượng cà phê giảm

Trong niên vụ 2020/21, sản lượng cà phê của nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới dự báo đạt 1,7 triệu tấn, giảm 6% so với niên vụ 2019/20, theo khảo sát của Bloomberg đối với 13 nhà giao dịch và phân tích. Sản lượng cà phê dự báo giảm do thời tiết khô trong suốt thời gian sinh trưởng của trái cà phê”, theo bà Judith Ganes, chủ tịch J. Ganes Consulting có trụ sở tại New York.

Nông dân và thương lái có thể còn tồn kho cuối kỳ 200.000 tấn, giảm 50.000 tấn so với năm 2019, trong khi các nhà kho tại thành phố Hồ Chí Minh có thể có 190.000 tấn dự trữ tính tới ngày 30/9. Trong quý 4/2019, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 390.000 ấn.

Niên vụ 2021-22 không có triển vọng tốt đẹp bởi La Nina sẽ mang tới những cơn mưa trái mùa. Lượng mưa trong quý 1/2021 có thể đạt 20 – 50mm, cao hơn trung bình lịch sử, trong khi lượng mưa tháng 4/2021 sẽ cao hơn 30%. “Mưa trái mùa có thể gây thiệt hại cho cây cà phê trong các tháng nói trên, khi cần kiểm soát lượng nước, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa”, ông Chiến cho biết.

Theo Bloomberg

Admin

Brazil hướng tới chuỗi vụ cà phê tăng trưởng hiếm thấy

Bài trước

El Nino gây ra rủi ro cho sản xuất cà phê Robusta lớn hơn so với cà phê Arabica

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao