0

Trong số các cây trồng đang được thử nghiệm bao gồm quinoa, lúa mạch, lúa mỳ và gần đây nhất là gạo. Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường của UAE (MOCCAE) và Cơ quan Phát triển Nông thôn của Hàn Quốc (RDA) đang hợp tác để nghiên cứu trồng thêm các giống lúa gạo đa dạng trong dự án nghiên cứu trồng lúa đầu tiên giữa hai nước.

Dự án này nảy ra sau một giai đoạn thử nghiệm thành công về sản xuất lúa Japonica và Indica vào tháng 11/2019 và đã thu hoạch trong tháng 5/2020. Các giống lúa này đã được chọn do khả năng kháng nhiệt, mặn và các điều kiện bất lợi khác. Bước tiếp theo của dự án nghiên cứu này sẽ bao gồm các giống lúa khác bao gồm basmati và dự kiến bắt đầu vào quý 4/2020. Các loại lúa gạo này sẽ được trồng tại trung tâm nghiên cứu của MOCCAE tại Al Dhaid, Sharjah. Mohamed Al Dhanhani, giám đốc Cơ quan Y tế và Phát triển Nông nghiệp tại MOCCAE cho hay. UAE chủ yếu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập và Mỹ.

Trồng lúa trên sa mạc

Ông cho biết UAE có nguồn lực nước tự nhiên và đất nông nghiệp rất hạn chế, nên rất khó khăn trong sản xuất các cây trồng thâm dụng nước như lúa gạo. “Chúng tôi biết rằng chất lượng đất không tối ưu và cần nhiều chất bổ sung và dinh dưỡng khác. Nước ngầm quá mặn để trồng lúa gạo nên chúng tôi sử dụng nước đã được khử mặn”.

Trong giai đoạn đầu của dự án nghiên cứu này, một hệ thống thủy lợi nhỏ giọt ngầm được lắp đặt nhằm giảm chi phí và lượng nước sử dụng cho cây trồng. “UAE phải giải quyết vấn đề khan hiếm nước và độ mặn của nguồn nước sẵn có nên chúng tôi tập trung vào các công nghệ thủy lợi hiện đại để tối ưu hóa sử dụng nước”.

Ngoài ra, thời tiết cực đoan của UAE là một yếu tố hạn chế lớn trong trồng lúa gạo, đặc biệt là ở các ruộng đồng không mái che. “Tuy nhiên, với sự điều phối giữa các nhóm nghiên cứu UAE và Hàn Quốc, chúng tôi có thể xác định thời gian phù hợp nhất để thúc đẩy lúa giống nảy mầm và đảm bảo hoạt động trồng trọt sẽ không chịu thiệt hại nào”. Trong giai đoạn 1, UAE đạt năng suất lúa 7,63 tấn/ha.

Khi đươc hỏi vì sao MOCCAE lựa chọn Hàn Quốc làm đối tác nghiên cứu trong dự án nông nghiệp này, ông Al Dhanhani giải thích: “Chúng tôi lựa chọn cộng tác với Hàn Quốc vì nước này có kinh nghiệm nghiên cứu nông nghiệp hiện đại, đặc biệt trong thời tiết nóng, rất tương đồng với chúng tôi. Hơn nữa, nước này có công nghệ trồng lúa lâu đời, có thể giúp các cộng đồng làm nông tại nhiều nước – những nơi sản xuất lúa gạo và rau củ yêu cầu các phương pháp đổi mới sáng tạo mạnh hơn”.

Dự án nghiên cứu này không giới hạn ở trồng lúa khi hai nước đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về nghiên cứu nông nghiệp. “Hợp tác nghiên cứu của chúng tôi sẽ bao trùm một số lĩnh vực như các hệ thống làm nông khép kín, kiểm soát dịch bệnh vật hại, sản xuất rau củ, chăn nuôi và trồng lúa gạo là một trong số các dự án này”. Lúa thu hoạch chỉ được đưa vào lưu thông thương mại sau khi hoàn thành kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hiện hành.

Ông Al Dhanhani nhấn mạnh: “Dạng nghiên cứu này quan trọng đối với UAE và đối với thế giới bởi sẽ mang đến những giải pháp mới để thích ứng với tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu. Các dự án nghiên cứu như vậy có thể không mạnh về hiệu quả kinh tế trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ quan trọng cho tương lai của an ninh lương thực”.

Đây là lần đầu tiên lúa gạo được nghiên cứu và trồng tại UAE. Các cây trồng hiện được trồng ở UAE bao gồm rau, thủy canh, nấm và cà chua.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu: UAE lấy nuôi trồng thủy sản làm nền móng tăng cường an ninh lương thực

Bài trước

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang UAE tăng mạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ