Chiến lược ngành gạo Thái Lan tập trung vào giống và năng suất
Chính phủ Thái Lan muốn nâng năng suất lúa trung bình lên 3,75 tấn/ha vào năm 2024 và tập trung vào các loại ngũ cốc chất lượng cao.
Phát biểu trong cuộc họp của hội đồng chính sách ngành gạo hôm 27/8, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết tăng chi tiêu R&D cho giống lúa đang vô cùng cần thiết để tăng năng suất lên 3,75 tấn/ha. Thái Lan chỉ phân bổ 200 triệu Baht/năm cho R&D phát triển giống lúa, thấp hơn nhiều so với Việt Nam – lên tới 100 triệu USD (3 tỷ Baht), cho phát triển giống lúa.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, sản lượng gạo thương phẩm niên vụ 2020/21 ước đạt 500 triệu tấn, tăng từ 497 triệu tấn so với niên vụ 2018/19, với năng suất trung bình 4,6 tấn/ha, tăng từ 4,5625 tấn/ha trong niên vụ trước. Thái Lan dự báo sản xuất 20 triệu tấn gạo thành phẩm trong niên vụ 2020/21, với năng suất trung bình 2,8 tấn/ha. Năng suất lúa của Thái Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam (5,8375 tấn/ha), Indonesia (4,781 tấn/ha), Ấn Độ (4,02 tấn/ha), Trung Quốc (7,05 tấn/ha) và Mỹ (8,5 tấn/ha). Năng suất lúa Thái Lan cũng thấp hơn các nước láng giềng: Myanmar (4,02 tấn/ha), Lào (3,24 tấn/ha), Campuchia (2,89 tấn/ha) và Malaysia (4,01 tấn/ha).
Ông Jurin cho rằng kế hoạch chiến lược ngành gạo giai đoạn 2020 – 2024 nên tập trung vào 7 loại gạo: gạo Hom Mali Thái , gạo thơm Thái Lan, gạo trắng mềm cơm, gạo trắng cứng cơm, gạo đồ, gạo nếp, và gạo đặc sản. Thị trường gạo nên chia thành 3 loại: gạo Thái Hom Mali và gạo thơm cho thị trường cao cấp; gạo trắng mềm cơm, gạo trắng cứng cơm và gạo đồ cho thị trường phổ thông; gạo nếp và gạo chất lượng đặc sản cho thị trường gạo đặc sản. Ông cho biết kế hoạch chiến lược nên nâng cấp hiệu quả logistics của nước này để giảm chi phí xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trên thị trường nội địa, chiến lược này cần kích hoạt sự cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất nội địa cũng như phát triển nguồn cung nước. Bộ Thương mại muốn hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp để tư vấn cho nông dân cách trồng lúa đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo mội liên kết với những khách hàng tiềm năng, qua đó đảm bảo ổn định giá.
Ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết chính phủ cần tăng đầu tư vào phát triển hệ thống thủy lợi và cải thiện hoạt động sau thu hoạch. Sản xuất lúa gạo thường niên cần được quản lý bài bản để tránh dư cung, ông cho biết thêm. “Bất kể Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu hay không không quan trọng”, ông Charoen. “Những gì quan trọng là cách thúc đẩy nhu cầu đối với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới và duy trì tính ổn định về giá”.
Theo Bangkok Post
Bình luận