Xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp, khoảng 20.000 tấn trị giá 10,7 triệu USD trong năm 2019, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức tiêu dùng gạo trung bình hàng năm của khối này trong giai đoạn 2016 – 2020 ở mức 2,5 triệu tấn.
Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, cho rằng thiếu hạn ngạch phi thuế từ phía EU là nguyên nhân chính dẫn đến xuất khẩu gạo thấp do làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam đã mở cánh cửa này cho Việt Nam khi EU cấp hạn ngạch phi thuế 80.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, hạn ngạch này không được phân bổ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam mà cho các nhà nhập khẩu EU. Đồng thời, theo thỏa thuận, gạo thơm phải được việt Nam chứng nhận, nghĩa là thêm quy trình thủ tục hành chính. Bộ Công thương cho biết hồ sơ từ các nhà nhập khẩu gạo đã được gửi tới EU và đã nộp lên các cơ quan chức trách của các nước thành viên trong vòng 7 ngày đầu mỗi tháng, ngoại trừ tháng 12. Các hồ sơ trong ngày đầu tiên của mỗi năm sẽ được nộp trong vòng 7 ngày cuối cùng của tháng 11 năm trước đó. Đồng thời, các nhà xuất khẩu phải công bố chứng nhận xác thực nguồn gốc gạo trước khi vận chuyển tới EU.
Bộ NNPTNT hiện đang làm việc với Bộ Công thương để dự thảo các văn bản hướng dẫn quy trình đăng ký các chứng nhận. Các doanh nghiệp được tư vấn chuẩn bị các chứng nhận xuất xứ cho quy trình thông quan. Ông Hải cho biết ngay khi EU thông báo phân bổ hạn ngạch, Bộ đã thông báo cho các doanh nghiệp qua website và truyền thông đại chúng. CÁc doanh nghiệp có thể tiếp cận website của EU tại http://ec.europa.eu hoặc liên hệ với các đối tác để liên tục cập nhật tình hình.
Theo VNA
Bình luận