0

Bất chấp bản chất rủi ro của họa động chăn nuôi liên quan đến dịch bệnh và các yếu tố khó lường, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam ngay cả trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Tập đoàn Hùng Nhơn và tập đoàn De Heus của Hà Lan hiện đang phát triển một tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao trị giá 1.000 tỷ đồng (44 triệu USD) tại tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây Nguyên. Tọa lạc trên diện tích 100ha, tổ hợp này sẽ bao gồm một chuỗi sản xuất khép kín, bao gồm các trại chăn nuôi lợn, lò giết mổ và chế biến TACN và phân bón hữu cơ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ hợp khép kín này sẽ được thiết kế sử dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại. Một nửa tổ hợp sẽ được dùng để nuôi khoảng 2.500 con lợn nhập khẩu từ Hà Lan. Phần diện tích còn lại dành cho các thành phần khác của dự án.

Tháng 5/2019, cả hai nhà đầu tư này đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với UBND tỉnh Đăk Lăk để phát triển tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao DHN Đak Lăk. Hoạt động xây dựng đã được triển khai theo kế hoạch và dự kiến hoàn tất và quý 4/2025. Tổ hợp theo kế hoạch tại Gia Lai cũng tương tự như tổ hợp được đặt tại Đăk Lăk. Tổ hợp tại Đăk Lăk bao gồm 80ha trang trại nuôi 2.400 con lợn từ Hà Lan, một khu vực nuôi gà rộng 30ha và 15ha dành cho sản xuất phân bón hữu cơ và giết mổ.

Khi được hỏi về hệ thống xử lý nước thải, ông Đào Duy Biên, tổng giám đốc CTCP Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao DHN Đăk Lăk, trả lời phỏng vấn VIR: “Chúng tôi dành 5 – 10% tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống này. Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ sẽ được nhập khẩu từ Đức, Đan Mạch và Hà Lan. Các nhà máy sản xuất phân bón có thể giúp hạn chế xả chất thải vào môi trường. Ngoài ra, nước đã qua xử lý sẽ được tái sử dụng hoàn toàn”, ông Biên cho hay.

Sau khi xây dựng tổ hợp Gia Lai, hai tập đoàn có kế hoạch phát triển thêm các nhà máy chăn nuôi tại Đăk Lăk, Kon Tum và Lâm Đồng. Ông Biên, đồng thời cũng là một thành viên của tập đoàn Hùng Nhơn, cho VIR cho biết các sản phẩm từ các cơ sở này được kỳ vọng sẽ xuất khẩu tới toàn Đông Nam Á. “De Heus và Hùng Nhơn đặt mục tiêu mở rộng chăn nuôi lợn khắp 5 tỉnh Tây Nguyên trong 5 – 10 năm tới. Các dự án này được kỳ vọng sẽ đưa khu vực Tây Nguyên trở thành một trung tâm chăn nuôi lợn tại Đông Nam Á”, ông Biên nhấn mạnh.

Vào đầu tháng 6, một công ty tư vấn và xúc điến đầu tư đã bắt đầu khảo sát các điểm đầu tư khả thi cho một đối tác nước ngoài để phát triển các nhà máy chăn nuôi và chế biến thịt lợn cho xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Theo kế hoạch này, dự án này sẽ trải rộng trên diện tích hơn 1.200ha với 6 khu riêng biệt, bao gồm 30ha trung tâm nghiên cứu gene, 3 trung tâm giống trên diện tích 90ha, 1 nhà máy TACN trên diện tích 10ha, 3 nhà máy chế biến trộn TACN trên diện tích 127 ha, 3 nhà máy chế biến thịt lợn trên diện tích 127ha và 43 nhà máy chăn nuôi lợn trên diện tích 860ha.

Trong khi đó, CP Việt Nam, Japffa và Masan đều có kế hoạch mở rộng các hoạt động tại khu vực này. Các tập đoàn này đều cho rằng chăn nuôi là một trong những lĩnh vực rủi ro nhất do tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc các tập đoàn này liên tục mở rộng sản xuất bất chấp tất cả các rủi ro này cho thấy ngành chăn nuôi gia súc gia cầm vẫn là là ngành mang lại lợi nhuận cao. Trong thời gian gần đây, các công ty này đều báo cáo doanh thu và lợi nhuận cao bất chấp tình hình đại dịch.

Dabaco, tập đoàn đa lĩnh vực chuyên về TACN, chăn nuôi gia súc gia cầm, là một ví dụ về tốc độ tăng trưởng của ngành. Trong nửa đầu năm 2020, tập đoàn này đạt lợi nhuận 744 tỷ đồng (32,35 triệu USD), cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm 2019 và vượt kế hoạch cả năm tới 63%. Năm 2020, công ty đặt mục tiêu doanh thu 13.200 tỷ đồng (574 triệu USD) và 512 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (22,26 triệu USD). Trong cuộc họp cổ đông 2 tháng trước, ông Nguyễn Như So, chủ tịch HĐQT, cho biết lợi nhuận của tập đoàn có thể đạt mức vốn điều lệ 911 tỷ đồng (39,6 triệu USD) trên thị trường hiện nay và chắc chắn đang tiến tới các mục tiêu đã đặt ra.

Theo VNS

Admin

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài trước

Việt Nam thực hiện các bước để kiểm soát khí thải từ chăn nuôi vào năm 2030

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt