Ngày càng nhiều nông dân trồng lúa tại tỉnh Tiền Giang chuyển sang các cây trồng khác giữa nhiều nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu
Tại các huyện Cai Lậy và Cái Bè thuộc thượng lưu sông Tiền, một nhánh sông Mekong, nông dân trồng lúa chuyển sang các cây trồng khác hoặc trồng luân canh lúa với các cây trồng khác trong mùa khô năm 2019-2020, theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho hay. Huyện Cái Bè hiện sử dụng hơn 5.300ha đất trồng lúa năng suất thấp để trồng trái cây đặc sản và luân canh rau – lúa trên 1.200ha khác.
Ông Phạm Văn Thanh, lãnh đạo phòng NNPTNT huyện Cái Bè, cho biết nông dân trồng nhiều loại rau giá trị cao như mướp đắng, dưa chuột và hành. Các cây trồng này có chu kỳ sản xuất ngắn và năng suất cao, cần ít nước hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa, ông Thanh cho hay. Nông dân trồng rau tại 2 huyện này đạt thu nhập cao hơn từ 3 – 5 lần so với trồng lúa.
Ông Trần Lý Ngự Bình, lãnh đạo phòng NNPTNT huyện Cai Lậy, cho biết huyện cho phép nông dân chuyển sang các cây trồng khác, nâng cấp các kênh thủy lợi và xây dựng các kênh thủy lợi mới dể đảm bảo đủ nước tưới. Cai Lậy đã đầu tư hơn 1,3 triệu USD từ đầu năm đến nay cho 67 dự án thủy lợi. Huyện Cái Bè chi hơn2,4 triệu USD để xây dựng 167 dự án thủy lợi, nạo vét kênh mưng và nâng cấp cống để ngăn nước mặn.
Các khu vực bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Hạn hán và xâm mặn tác động lên gần 60.000ha đất trồng trọt trong mùa khô tại các tỉnh miền Tây. Bao gồm 2 huyện Cái Bè, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy, gồm hơn 23.000ha đất lúa và 36.000ha trái cây đặc sản. Bên cạnh cải thiện các cơ sở hạ tầng thủy lợi, địa phương cũng lắp đặt nhiều thiết bị thử độ mặn trong nước dọc các sông.
UBND huyện Cái Bè đã lắp đặt 25 thiết bị đo độ mặn dọc sông Tiền để đo lường độ mặn hàng ngày. Các xã và nông dân có thêm hàng trăm thiết bị khác. Tại huyện Cai Lậy, tại các khu vực thiếu các đập ngăn nước mặn các nhà chức trách hướng dẫn nông dân các cách trữ nước và đẩy nước mặn ra sông Hàm Luông, một trong những sông lớn nhất của tỉnh. Các nhà chức trách thường xuyên cung cấp thông tin về tình trạng xâm mặn và có lịch đóng mở cống để họ biết khi nào có thể lấy nước từ kênh mương cho tưới tiêu.
Tỉnh cũng vận chuyển nước từ các nơi khác để cứu các vườn trái cây đặc sản đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng do hạn hán và xâm mặn. Khoảng 2.275ha vườn trái cây hứng chịu tình trạng thiếu nước, với 2.186ha bị thiệt hại 30 – 70% và phần còn lại bị thiệt hại hơn 70%. Tiền Giang, tỉnh sản xuất trái cây lớn nhất cả nước, có hơn 77.700ha đất trồng trái cây, bao gồm nhiều loại trái cây đặc sản như vú sữa Lò Rèn, xoài Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, và thanh long Chợ Gạo. Sản lượng trái cây của tỉnh đạt hơn 1,5 triệu tấn hàng năm.
Theo VNS
Bình luận