Protein động vật

Tin vắn ngành chăn nuôi, thực phẩm ngày 2/5

0

Thái Lan tập trung vào xuất khẩu thực phẩm halal

Với gần 2 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo tại 57 nước, Thái Lan đang nhắm tới xuất khẩu thực phẩm halal trước sự bùng nổ đại dịch COVID-19. Bộ Thương mại nước này kêu gọi các doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm halal vạch ra các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu tới các thị trường thực phẩm halal, trị giá 2 tỷ USD hàng năm. Thái Lan lên kế hoạch ban đầu tập trung vào các nước vùng Vịnh và sau đó là các nước Hồi giáo tại Đông Nam Á.

Covid-19 làm tăng nhu cầu cá đóng hộp

Đại dịch Covid-19 tiếp diễn tại Indonesia đang khiến nhu cầu cá đóng hộp ngày càng tăng. Abdul Rochim, thuộc Bộ các ngành ông nghiệp cho biết tồn kho các sản phẩm cá trích và cá sardine đóng hộp trên cả nước hiện ở mức 35 triệu hộp. Bên cạnh phân phối cho xuất khẩu, bán lẻ và kinh doanh trực tuyến, cá đóng hộp cũng được phân phối cho những người cần. Bộ nhấn mạnh hiện có 718 nhà máy chế biến cá phân tán trên khắp cả nước.

Nông dân sản xuất sữa Thái Lan kêu gọi gói giải cứu giữa bối cảnh khủng hoảng

Nông dân sản xuất sữa tại Thái Lan đang kêu gọi một gói giải cứu trước thực tế nhu cầu sữa suy giảm do sự bùng phát Covid-19. Họ đang kêu gọi chính phủ mở rộng chương trình sữa học đường suốt tuần, không chỉ từ thứ 2 – 6. Đồng thời, họ đang kêu gọi các nhà chế biến sữa tiếp tục thu mua sữa nguyên liệu với lượng như trước đại dịch cho tới khi chính phủ bơm các khoản vay miễn lãi suất trị giá 20 triệu USD cho nông dân.

Việt Nam tuyên bố 99% các khu vực sạch dịch tả lợn

Theo Bộ NNPTNT Việt Nam, tính đến ngày 6/4, 99% các địa phương phát hiện dịch tả lợn trước đó đã qua 30 ngày mà không phát hiện ổ dịch tả lợn mới. MARD cũng tuyên bố đến quý 3/2020, Việt Nam có thể đảm bảo nguồn cung thịt lợn nội địa đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, rủi ro ASF vẫn hiện hữu. “ASF sẽ giống như FMD hoặc PRRS, một trong những virus mà chúng ta sẽ phải học cách sống chung với cho tới khi vắc xin xuất hiện”, theo Gabor Fluit, CEO De Heus châu Á.

Việt Nam dự kiến nhập khẩu 12.000 lợn giống trong năm 2020

Tổng quy mô lợn giống nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2020 dự kiến là 12.000 lợn cụ kị và 20.000 lợn nái đời bố mẹ, theo Cục Chăn nuôi cho hay. Quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết số lợn giống đã đăng ký đang được nhập khẩu trong năm 2020 sẽ thay thế cho lứa lợn giống nhập khẩu vào năm 2016 và bù đắp suy giảm đàn lợn nái do dịch tả lợn. Vào cuối tháng 4/2019, Việt Nam đã nhập khẩu 3.016 lợn cụ kị.

Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn Việt Nam giảm 21 – 25% vào năm 2020

Theo báo cáo thịt lợn quý 2/2020, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn của Việt Nam giảm 21 – 25%. Tái đàn hiện đang được tích cực triển khai ở các trang trại chăn nuôi khép kín và có mức độ an toàn sinh học cao hơn. Các trang trại quy mô nhỏ hơn, chiếm một nửa sản xuất chăn nuôi lợn của Việt Nam, đang gặp vấn đề về nguồn cung lợn con và chi phí sản xuất tăng. Chi phí đầu tư lại càng tăng vọt khi họ phải cải thiện mức độ an toàn sinh học chăn nuôi. Rabobank tiếp tục duy trì dự báo sản lượng thịt lợn Việt Nam năm 2020 ở mức 1,8 – 1,9 triệu tấn.

Giá trứng giảm mạnh, nông dân nuôi gà đẻ trứng tại Việt Nam đối mặt khả năng phá sản

Dư cung và tiêu dùng thấp đang đẩy giá trứng lao dốc, đẩy nhiều trang trại nuôi gà vào tình trạng đóng cửa. Ông Phan Minh Tân, chủ trại nuôi 15.000 gà đẻ trứng tại tỉnh Đồng Nai cho biết giá trứng cổng trại ở mức 0.05 USD/chục, thấp hơn nhiều so với chi phí. “Giá trứng giảm mạnh trong 2 tháng qua và có thể tiếp tục giảm khi các lò ấp bán mạnh. Tôi nghĩ giá trứng sẽ không phục hồi cho tới quý 3 nhưng chúng tôi thì không thể cầm cự đến lúc đó”.

Covid-19 có thể dẫn tới các thách thức an ninh lương thực nặng nề hơn tại ASEAN

Các nước ASEAN vốn đã đối mặt với các thách thức an ninh lương thực ngày càng tăng do đô thị hóa nhanh và tăng trưởng các tầng lớp tiêu dùng, Covid-19 có thể càng làm trầm trọng hơn các thách thức này trong ngắn hạn, theo báo cáo của PwC. Do đó, các nỗ lực phối hợp cần được hiện thực hóa giữa ngành thực phẩm và các chính phủ để duy trì vận hành các chuỗi cung ứng và tối thiểu hóa gián đoạn sản xuất thực phẩm và phân phối để đảm bảo an ninh lương thực của ASEAN. Chuỗi giá trị thực phẩm đóng góp 500 tỷ USD cho nền kinh tế khu vực ASEAN, chiếm khoảng 17% tổng GDP của khối này.

Dịch tả lợn tiếp tục tác động tiêu cực tới nhu cầu TACN tại Việt Nam

Ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi từ ASF. Theo báo cáo của USDA, dịch tả lợn làm giảm 20% quy mô chăn nuôi lợn và gần 10% nhu cầu TACN tại Việt Nam trong năm 2019. Báo cáo dự báo sản lượng thịt lợn giảm 5 – 6% trong năm 2020, sẽ càng làm giảm nhu cầu TACN. Chủ tịch Cargill Việt Nam Nguyễn Luân trả lời S&P Global Platts rằng ông không kỳ vọng quy mô chăn nuôi tại Việt Nam năm 2020 sẽ tăng vọt do tác động của ASF vẫn còn.

Dịch tả lợn sẽ tái định hình ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam

Dịch tả lợn sẽ tiếp tục gây sức ép lên ngành nhưng đồng thời thúc đẩy sự phát triển trong ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam. Những công ty lớn trong ngành đang có cách nhìn hoàn toàn mới trong vài năm. “Dịch tả lợn đẩy nhanh rất nhiều thứ. Nhu cầu khắt khe hơn xuất hiện, nhu cầu lớn hơn đối với nguồn gene tốt, tự động hóa hơn và ít lao động chăn nuôi hơn. Nhiều thứ đáng lẽ chỉ xảy ra tỏng dài hạn, thì đang hiện đại hóa và triển khai nhanh hơn nhiều”, theo Gabor Fluit, CEO khu vực châu Á của De Heus cho hay.

Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn Trung Quốc giảm 15 – 20% trong năm 2020

Trung Quốc đang hoạt động tích cực để tái thiết chăn nuôi lợn, đang báo cáo phát hiện thêm các ổ dịch tả lợn gần đây, cho rằng nguyên nhân là do vận chuyển trái phép lợn sống. Trong báo cáo ngành thịt lợn quý 2/2020, Rabobank cho hay tình trạng này diễn ra sau khi việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi và người trở lại bình thường sau thời gian phong tỏa”. Chính phủ hiện đang yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Các công ty lớn đang dẫn đầu trong hoạt động tái thiết chăn nuôi lợn nhưng những người chăn nuôi quy mô nhỏ hơn vẫn thận trọng. Xét tới những thách thức mà dịch tả lợn liên tục đặt ra, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc sẽ giảm 15 – 20% trong năm 2020.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc