Báo cáo về virus Decapod iridescent 1 (Div1) tại Trung Quốc, hay còn gọi là hemocyte iridescent virus (SHIV) trên tôm, không phải là mối de dọa với ngành tôm toàn cầu. Tuy nhiên, những lo lắng về khả năng xuất hiện nhưng chủng nguy hiểm hơn đang là nỗi lo của toàn ngành.
Ngành 12/4, ), South China Morning Post báo cáo phát hiện DIV1 tại miền nam Trung Quốc. Với 25% diện tích ao nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông phát hiện bệnh, nông dân đang hết sức lo ngại dịch họ đối mặt với tình trạng tôm chết hàng loạt như diễn ra ở ngành chăn nuôi lợn khi dịch tả lợn xảy ra, xóa sổ 60% quy mô chăn nuôi lợn của nước này. Ám ảnh bởi sự bùng nổ dịch bệnh tôm chết sớm (EMS), từng tàn phá ngành tôm châu Á từ năm 2012 – 2014, ngành tôm phản ứng dữ dội trước báo cáo trên SCMP. Ngay sau đó, Cơ quan nuôi trồng thủy sản ven biển của Ấn Độ đã khuyến nghị toàn bộ các nhà nhập khẩu tôm và các cơ sở nuôi ấp tôm giống trên nước này vào tình trạng cảnh báo và rà soát các nguồn con giống sạch bệnh của họ cũng như các nguồn giống sống khác, để phát hiện sớm DIV1. “Trong 24h qua, tôi đã nhận đươc 5 – 6 email hỏi về dịch bệnh này”, theo một nhà quản lý tại một trong những công ty tôm lớn nhất thế giới trả lời phỏng vấn Undercurrent News.
Tuy nhiên, mặc dù có những bằng chứng khoa học về sự lây lan của SHIV, các báo cáo ngành nhận địn rằng khả năng bùng phát SHIV ở ngoài Trung Quốc khá thấp. Hiện vẫn chưa rõ các cơ chế lây lan của loại virus ngày ngoài các thủy sản giáp xác. “Tại Trung Quốc, đây là chu kỳ bệnh đầu tiên nên có thể là từ nguồn bệnh còn sót lại sau mùa đông – mùa cao điểm xảy ra SHIV và xuất hiện mạnh ở vụ nuôi đầu tiên, với tỷ lệ chết cao”. Nếu các cơ sử nuôi sử dụng giống mới, sạch bệnh thì sẽ phục hồi được. “Nếu một cơ sở nuôi ấp cẩn thận và không phát hiện DIV1 trong cơ sở nuôi thì nông dân thường không gặp dịch bệnh này, bởi virus này không có trong môi trường mà trong con giống”, ông cho biết thêm SHIV cũng được phát hiện trên các loạc TACN tổng hợp cho con giống của Trung Quốc. Đây được cho là cơ chế lây lan thụ động và thức ăn đưa virus này vào đường ruột của tôm.
Thông qua SHIV, phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 tại Chiết Giang, Trung Quốc và trước đó được gọi là “virus chết chóc”, dịch bệnh này không gây ra thiệt hại khủng khiếp như nhiều người nghĩ. “Tôi từng rất lo sợ về SHIV khi mới xuất hiện loại virus này “, theo một quản lý ao nuôi tại Đông Nam Á. “Như tôi từng rất lo ngại khi bệnh hoại tử cơ IMNV xâm nhập vào Indonesia. Tôi đã hoàn toàn chắc chắn rằng IMNV sẽ lan ra toàn Đông Nam Á và gây ra vấn đề cực lớn. Nhưng căn bệnh này chưa từng rời Indonesia mà chỉ xảy ra tại Indonesia và Brazil”.
“SHIV có vẻ rất tương đồng với IMNV. Về cơ bản, dịch bệnh này xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 2012 hoặc 2013, gây ra vấn đề đủ lớn để gây chú ý vào năm 2014. Tôi từng nói rằng đây sẽ là loại virus nguy hiểm mới nổi và cần thận trọng nhưng nó chưa từng gây ra vấn đề lớn”.
Giống EMS và một số bệnh khác trên tôm, tôm thẻ bị nhiễm SHIV có thể mang bệnh với các triệu chứng rõ ràng dần khi trưởng thành, thường trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả nuôi. Các biểu hiện bao gồm teo gan, màu nhạt dần, rỗng dạ dày và ruột, vỏ mềm, theo báo của Global Aquaculture Alliance (GAA) trong phát hiện vào năm 2014. Theo GAA, các loại động vật mắc bệnh đều xảy ra chết hàng loạt. Trong một email tới Undercurrent News, GAA cho hay một nhóm tại Trung Quốc đang điều tra về cac báo cáo về SHIV tại Quảng Đông.
Một khả năng là bùng phát SHIB tại Trung Quốc là một chủng mới. Mặc dù giới khoa học vẫn chưa rõ về các chủng mới, trong tháng 2/2020, GAA cho hay DIV1 mới báo cáo phát hiện đối với tôm nước ngọt cỡ lớn tại Trung Quốc. Nhiều khu vực nuôi tôm sú đang chịu thiệt hại do dịch bệnh do được nuôi xen với tôm thẻ. Ngay khi DIV1 lây lan từ tôm thẻ sang tôm sú nước ngọt, những người trong ngành lo ngại rằng SHIV bùng phát tại Trung Quốc đã biến thể trở thành một chủng mới hoặc một chủng hiện tại nhưng gây thiệt hại nặng nề hơn. “Ví dụ, với virus đầu vàng, có rất nhiều chủng virus. Chúng tôi gọi là chủng đầu vàng 1, 2, 3, 4 5, 8”, theo một nguồn tin cho hay. “Có 8 chủng đầu vàng, trong đó chủng đầu vàng 1 gây ra thiệt hại mạnh nhất, chủng đầu vàng 2 mà người Úc gọi là GAV và chủng đầu vàng 7 phát hiện tại Úc hồi năm ngoái gây ra tỷ lệ chết thấp hơn. Tất cả chủng virus đầu vàng đều có sự khác biệt nhỏ”. “Có vẻ rõ ràng là chủng SHIV này đều có các chủng khác nhau. Tôi đã xử lý một số chủng khác nhau”, theo một nguồn tin khác liên quan đến dịch bệnh đang diễn ra ngay tại trại nuôi của ông. “Nên nhiều chủng khác nhau là một tình huống phức tạp. Bạn đang đối mặt với một số chủng hang nhau nhưng tất cả đều được gọi là SHIV”.
Tuy nhiên, nguồn tin này cho biết thêm do SHIV là một virus DNA nên sẽ có ít biến thể hơn đầu vàng, là một virus RNA. Do SHIV không được đưa vào danh sách virus của Tổ chức Thú y Thế giới, phần lớn các dự án giống sẽ không thí nghiệm virus này hoặc các chính phủ cũng sẽ không yêu cầu kiểm tra loại virus này. “Đó là điểm yếu”, ông chỉ ra, mặc dù OIE không liệt kê loại virus này trong danh sách nên có thể tình hình dịch bệnh hiện nay không được công nhận là có tác động kinh tế nghiêm trọng, ông nhấn mạnh. Kiểm tra virus SHIV trong các ao nuôi tôm giống là thực hành tốt nhất hiện nay. Dựa trên các báo cáo truyền thông địa phương tại Trung Quốc, phần lớn đều xác nhận từ phía các nhà vận hành các cơ sở sản xuất giống về các triệu chứng mà họ cho là do SHIV.
Thiếu kiểm tra PCR trên diện rộng, nông dân nuôi tôm và các nhà sản xuất tôm giống Trung Quốc có thể báo cáo các ca SHIV nhưng thực ra lại là các bệnh khác phổ biến trên tôm tại Trung Quốc như nhiễm trung dưới da hay IHHNV hay EHP và EMS. Ông cũng cho biết SHIV không có xu hướng làm chết tôm ở giai đoạn hậu tôm giống.
Theo Undercurrent News
Bình luận