0

Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản 42 tỷ USD trong năm 2020, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần tăng trưởng 10% và sang ASEAN tăng trưởng 9% để bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Mỹ và EU.

EU và Mỹ được cho là cần ít nhất 3 tháng để kiểm soát COVID-19, nghĩ là các thị trường nhập khẩu chỉ có thể quay lại bình thường vào tháng 6 hoặc tháng 7, theo Bộ NNPTNT. Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, các thị trường này sẽ bị tác động từ nửa cuối tháng 3 tới tháng 5, nghĩa là xuất khẩu có thể nối lại từ tháng 6.

Tin tích cực là thị trường Trung Quốc phục hồi từ cuối tháng 3 do nước này bước đầu khống chế được dịch COVID-19. Nhu cầu tăng nhanh, đặc biệt là nông sản và thực phẩm. Để thúc đẩy nhập khẩu, Trung Quốc đặc biệt chú ý khôi phục các hoạt động logistics và vận chuyển nhanh hàng hóa để giải phóng hàng tồn và tăng cường tiêu dùng nội địa. Để cải cách hành chính mạnh mẽ, Trung Quốc giảm thuế cho 80 mặt hàng nhập khẩu. Thương mại xuyên biên giới với Việt Nam được nối lại. Từ tháng 2, gần 28.000 xe tải chở nông sản sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. “Trung Quốc sẽ là thị trường chính cho xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2020. Cần phải huy động tất cả mọi nguồn lực để khai thác thị trường này”, Bộ NNPTNT nhận định.

Báo cáo mức sản lượng 43,5 triệu tấn lúa, 5,8 triệu tấn thịt, 8,5 triệu tấn thủy sản, 18 triệu tấn rau và 13,5 triệu tấn trái cây, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết sản xuất nội địa có thể đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, không cần lo lắng về thiếu hụt thực phẩm trong bất cứ trường hợp nào và mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD là có thể đạt được.

Tuy nhiên, Bộ NNPTNT cảnh báo rằng mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD là một thách thức lớn. Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần tăng trưởng 10%, sang ASEAN 9% và các thị trường khác 9% để bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Mỹ và EU. Do đó, Bộ đề xuất áp dụng hàng loạt các giải pháp để điều chỉnh sản xuất nông nghiệp và tăng chế bién, bảo quản. Bộ cũng yêu cầu các chính sách hỗ trợ thông qua thuế và tín dụng cho sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết trong một cuộc hợp gần đây rằng nhu cầu thực phẩm sẽ tăng sau đại dịch và Việt Nam càn phải chuẩn bị để thúc đẩy xuất khẩu sau dịch.

Theo VNS

Admin

Ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam đang vật lộn để cải thiện chất lượng

Bài trước

Báo cáo thường niên nguyên liệu chế biến thực phẩm Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc