0

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc JD.com ghi nhận doanh thu thủy sản trong tháng 2/2020 tăng 150% khi người dân Trung Quốc được yêu cầu ở nhà trong suốt thời gian phong tỏa để kìm chế virus corona; doanh số tăng vọt 256% trong cùng kỳ so sánh. Người phát ngôn của JD.com Yuchuan Wang cho hay do chính sách của công ty nên JD.com không cung cấp chi tiết giá trị tuyệt đối về doanh số hay doanh thu.

Ngày 2/4 mảng kinh doanh thương mại điện tử thực phẩm JD Fresh thông báo kế hoạch bán 100.000 tấn tôm hùm đất từ tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch COVID-19. Tỉnh Hồ Bắc sản xuất 50% tổng sản lượng tôm hùm đất tại Trung Quốc nhưng từ khi bùng phát COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc vào tháng 1/2020, hoạt động kinh doanh tôm hùm đất từ tỉnh này tê liệt do lệnh phong tỏa. Cam kết của JD.com là đạt doanh thu 6 tỷ NDT (846 triệu USD) để giúp phục hồi ngành sản xuất tôm hùm đất tại Hồ Bắc.

Ngoài ra, JD sẽ triển khai 10 sáng kiến, từ thu hút các nhà kinh doanh thương mại đến vận chuyển, vận hành, tài chính và hỗ trợ logistics, để vực dậy ngành nông nghiệp tỉnh Hồ Bắc. JD cho biết sẽ cung cấp các tiêu chuẩn tôm hùm đất và các dịch vụ quản lý chất lượng để “giúp Hồ Bắc xây dựng các thương hiệu thực phẩm mạnh”, Wang cho hay.

Sự nổi lên của JD.com có thể gợi ý nên một xu hướng mới như nghiên cứu mới đây của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen cho rằng virus corona sẽ làm thay đổi thị trường tiêu dùng thực phẩm Trun gQuốc trong dài hạn theo hướng tăng tiêu dùng tiêu dùng tại nhà. Xu hướng này có thể có tác động lớn tới kinh doanh thủy sản tại Trung Quốc – vốn chủ yếu tập trung tiêu dùng ngoài gia đình trong giai đoạn trước COVID-19.

Tại Trung Quốc đại lục, 86% phản hồi khảo sát cho hay họ sẽ ăn tại nhà nhiều hơn trước dịch, trong khi 77% người tiêu dùng tại Hong Kong cho biết họ có kế hoạch ăn tại nhà nhiều hơn trước dịch. Tại Hàn Quốc, Malaysia, và Việt Nam, con số này là 62%, theo khảo sát của Nielsen Social Intelligence Survey về virus corona.

Đồng thời, cước vận chuyển tăng đang châm ngòi cho các sáng kiến mới từ các nhà xuất khẩu phải vận chuyển hàng tới Trung Quốc, theo thông tin từ Alice Lui, đối tác tại Park & Lui Associates, một hãng nghiên cứu thị trường tập trung vào các thị trường xuất nhập khẩu thực phẩm nông sản và thủy sản của Trung Quốc. Lui cho hay ngành thủy sản đang hợp tác để nỗ lực đàm phán được mức giá cước vận chuyển tốt hơn. “Tôi quan sát thấy những nỗ lực hợp tác nội ngành như vận chuyển theo nhóm và chia sẻ cước vận chuyển khi giá tăng mạnh do công suất vận tải hàng suy giảm trước khi Mỹ thông báo cấm hoàn toàn các chuyến bay”.

Lui lo lắng cho thị trường nhập khẩu tại Trung Quốc nếu các lệnh hạn chế do COVID-19 kéo dài, tại cả Trung Quốc lẫn trên thị trường quốc tế. “Đối với Trung Quốc, đó là vấn đề về nhu cầu. Một nghiên cứu chúng tôi tiến hành vào giữa tháng 2 cho 1.200 người tiêu dùng Trung Quốc – khi triển vọng kiểm soát virus vẫn mù mịt, cho thấy 52% người tiêu dùng sẽ có thể cắt giảm chi tiêu hộ gia đình nếu tình hình không cải thiện trong 1 tháng, trong khi 43% sẽ quay trở lại ngân sách chi tiêu ổn định nếu tình hình bình ổn trở lại”.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản