0

An ninh lương thực toàn cầu đang là vấn đề ngày một nóng bỏng khi một số chính phủ dự định hạn chế luồng thực phẩm thiết yếu giữa bối cảnh khoảng 20% dân số thế giới đang nằm trong tình trạng phong tỏa để chống lại sự lây lan của virus corona.

Tâm lý hoảng loạn mua hàng hóa thiết yếu để tích trữ như gạo và bột mì đang diễn ra ở gần như tất cả các nước có ca nhiễm virus corona – hiện đã lây lan cho gần một nửa triệu người tại 200 quốc gia. Những gian hàng trống trơn tại siêu thị là hình ảnh thường thấy.

Bản chất thất thường của hoạt động mua tích trữ đang càng trầm trọng hóa mối lo rằng một số chính phủ đang hạn chế luồng xuất khẩu thực phẩm thiết yếu để đảm bảo an ninh lương thực nội địa, trong khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi đại dịch. “Nếu các nhà xuất khẩu lớn bắt đầu giữ nguồn cung ngũ cốc ở lại tron gnước, những người mua sẽ thực sự lo lắng”, theo Phin Ziebell, nhà kinh tế học kinh doanh nông nghiệp tại National Australia Bank. “Đó là tình trạng hỗn loạn và không có lý trí, trong khi về cơ bản thế giới đang có nguồn cung thực phẩm dồi dào”.

Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, tuyên bố hạn chế xuất khẩu do lo ngại nguồn cung nội địa. “Nếu Việt Nam duy trì lệnh cấm xuất khẩu, thế giới sẽ đột ngột bị mất đi 10 – 15% nguồn cung cho thị trường thế giới trong thời gian tới”, một nhà giao dịch tại châu Âu cho hay. “Châu Phi đặc biệt gặp khó khăn với tình cảnh này”.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, chỉ mới bước vào tuần đầu tiên của 21 ngày phong tỏa toàn quốc, sẽ khiến một số kênh logistics suy yếu.

Trong khi đó, liên đoàn dầu thực vật của Nga kêu gọi hạn chế xuất khẩu dầu hạt hướng dương và sản lượng dầu cọ giảm tại nước sản xuất lớn thứ hai thế giới là Malaysia.

Thị trường lúa mỳ bên bờ vực

Nga, Ukraine và Kazakhstan cho tới nay đều có thể duy trì xuất khẩu lúa mỳ sau các đợt thu hoạch trong năm 2019, nhưng các nhà giao dịch ngũ cốc tại Nga đang lo lắng: “Tôi hoàn toàn chắc sẽ không có kịch bản khốc liệt như việc Nga rời bỏ thị trường nhưng sẽ có một số kịch bản khác”, theo một nhà giao dịch trả lời về chính sách lúa mỳ và các loại ngũ cốc khác.

Đồng thời, một số nước nhập khẩu đang cố gắng tăng cường các nguồn cung chiến lược còn một số khác đang gặp khó khăn bất thường trong các chuỗi cung ứng. Tại Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, trì hoãn dỡ hàng từ các tàu chở ngũ cốc từ biển Đen liên tục diễn ra do các văn phòng hành chính đóng cửa khi virus corona bùng phát. “Có ít nhất 4 tàu chở ngô và lúa mỳ cho thị trường tư nhân mà tôi biết đang không thể dỡ hàng tại cảng”, theo Hesham Soliman, một nhà giao dịch tư nhân cho hay. Toàn bộ các lô hàng đều là đơn hàng của khu vực tư nhân trong khi chính phủ Ai Cập cho hay các kho dự trữ chiến lược của nước này đủ cung cấp cho 4 tháng tới.

Iraq gần đây cho biết cần nhập khẩu 1 triệu tấn lúa mỳ và 250.000 tấn gạo đẻ xây dựng kho dự trữ thực phẩm chiến lược, trong khi Qatar cũng đang ký các thỏa thuận để tăng dự trữ.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà nhập khẩu lúa mỳ tại châu Á, đặc biệt là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới là Indonéia đều có đủ nguồn cung cho tới tháng 6, theo các nhà giao dịch cho hay: “Cho tới nay chúng tôi không thấy bất cứ nhà nhập khẩu lúa mỳ nào tranh mua để bổ dung nguồn cung nhiều hơn nhu cầu thông thường”, theo một nhà giao dịch tại Singapore ở một công ty giao dịch quốc tế chuyên bán lúa mỳ Mỹ và biển Đen tại châu Á cho hay.

Không thiếu nguồn cung thực phẩm

Tổng sản lượng gạo và lúa mỳ - các nông sản được giao dịch mạnh nhất trên thế giới – dự báo ghi nhận mức cao kỷ lục 1,26 tỷ tấn trong năm 2020, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ. Mức sản lượng này vượt xa mức độ tiêu thụ của hai loại ngũ cốc này và dẫn tới dự báo tồn kho cuối kỳ cao kỷ lục ở mức 469,4 triệu tấn, theo dữ liệu USDA. Tuy nhiên, các dự báo này giả định các luồng cung cấp ở tình trạng bình thường.

Giá gạo đang bắt đầu tăng do dự báo một số nước giảm xuất khẩu. “Đây là vấn đề logistics. Việt Nam ngừng xuất khẩu, Ấn Độ phong tỏa toàn quốc và Thái Lan có thể nối gót với các chính sách tương tự”, theo một nhà giao dịch cấp cao tại một trong những công ty giao dịch gạo hàng đầu thế giới tại Singapore nhận định.

Giá gạo tham chiếu Thái Lan tăng hơn 11% kể từ cuối tháng 2 đến nay và chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2013 ở mức 429,5 USD/tấn. Thị trường từng chạm ngưỡng giá 1.000 USD/tấn trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, khi các lệnh hạn chế xuất khẩu và tâm lý mua hoảng loạn tạo nên cơn sốt giá. “Chúng ta có thể sẽ không lặp lại tình hình năm 2008”, nhà giao dịch gạo tại Singapore cho hay. “Một yếu tố quan trọng là thế giới có đủ nguồn cung, đặc biệt là tại Ấn Độ - hiện đang có tồn kho rất lớn”.

Tồn kho gạo toàn cầu ước tính vượt mốc 180 triệu tấn lần đầu tiên trong năm 2020, tăng 28% so với niên vụ 2015 – 16. Nhưng lượng gạo tồn kho này phân phối không đều, với hơn 153 triệu tấn tập trung tại Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này nghĩa là những nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines – nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay – và các nước khác tại châu Á và châu Phi có thể chịu tổn thương nếu các luồng giao dịch gạo quốc tế tiếp tục thu hẹp. “Tồn kho gạo của chúng tôi đủ cho 65 ngày, tức chúng tôi có đủ gạo tiêu thụ trong 2 tháng tới”, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William Dar, cho biết thêm nguồn cung gạo vụ mùa sắp thu hoạch, có thể giúp nước này đủ nguồn cung gạo trong 4 tháng tới.

Theo Reuters

Admin

Thiếu nguồn cung cà phê đủ dẫn đến giá cao

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc