0

Trong vài ngày qua, tuyến đường sắt mới 24502 vận chuyển trái cây từ thành phố Đồng Đăng tại Việt Nam tới Bằng Tường, qua biên giới tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đã đi vào hoạt động. Việc mở ra tuyến đường sắt mới này sẽ cho phép tốc độ trung chuyển trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc từ các nước ASEAN nhanh hơn, đặc biệt là từ Việt Nam. Tuyến đường sắt đầu teien này chính thức được vận hành trên tuyến mới với 6 container đông lạnh chở 156 tấn thanh long.

Sau khi vượt qua các thủ tục thanh tra kiểm dịch do cơ quan hải quan tại Trung tâm Logistics Thương mại Biên mậu Bằng Tường của đường sắt quốc gia Trung Quốc, trái cây được nhanh chóng đưa vào nhiều thành phố khác nhau, bao gồm Bắc Kinh, Trịnh Châu, Trùng Khánh và Tây An. Do đó, 2 hoặc 3 chuyến dự kiến sẽ vận hành hàng tuần và hàng loạt trái cây sẽ sớm được đưa vào tuyến vận chuyển này, bao gồm các trái cây khác của Việt Nam bao gồm nhãn và vải. Nhập khẩu hàng năm ước đạt 60.000 tấn.

Hai chuyến tàu vận chuyển trái cây xuyên biên giới đầu tiên chạy thử nghiệm tuyến mới vào ngày 12/2 và 20/2, cả hai đều chở thanh long sang Trung Quốc. Chuyến tàu chính thức đầu tiên 24502 từ ga Đồng Đăng tại Việt Nam đã dừng chân tại Trung tâm Logistics Thương mại Biên mậu Bằng Tường vào tối ngày 24/2. Nhờ tuyến đường sắt mới này, thời gian thông quan giảm mạnh từ 1 ngày xuống xấp xỉ 1 giờ. Những chuyển biến tích cực này cho thấy trung chuyển đường sắt đang nhanh chóng trở thành một chuẩn mới cho nhập khẩu trái cây. Tuyến đường sắt mới này cũng đánh dấu lần đầu tiên trái cây Việt Nam vào thị trường Trung Quốc qua tuyến đường sắt tại Bằng Tường, sau khi có phê duyệt chính thức cho phép Bằng Tường trở thành một cửa khẩu cho trái cây nhập khẩu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành.

Trước đó, tất cả trái cây qua biên giới Bằng Tường bằng đường bộ. Trung chuyển đường sắt có nhiều lợi thế về thời gian vận chuyển đúng hạn hơn và công suất lớn hơn. Theo người phát ngôn Cơ quan Đường sắt Nam Ninh, “với trung chuyển đường sắt, toàn bộ quy trình có thể hoàn thành trong khoảng 2 ngày. Hơn nữa, tính tới chi phí dẫn các chuyến tàu từ phía Việt Nam, chi phí thông quan qua đường sắt có lợi hơn nhiều so với đường bộ. Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển mở rộng hệ thống đường sắt nội địa, nên chi phí chung để đưa trái cây từ vườn tới biên giới cũng thấp hơn so với đường bộ”.

Giữa các nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn virus corona hiện nay, các lợi ích của vận chuyển đường sắt trở nên rõ ràng hơn. Đầu tiên, vận chuyển đường sắt có thể tối thiểu hóa tiếp xúc giữa các lao động, đồng thời đảm bảo thông quan nhanh. Thứ hai, bất chấp nhiều tuyến đường bộ xuyên biên giới ngừng cho phép hàng hóa và người qua lại giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, trung tâm thông quan đường sắt Bằng Tường vẫn có thể hoạt động như bình thường mà không tác động gì tới công suất vận chuyển.

Để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trái cây giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tăng cường sự phát triển các tuyến vận chuyển quốc tế mới trên đất liền và trên biển, các cơ quan hải quan Bằng Tường đang chủ động theo dõi hoạt động tại địa bàn, hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để thành lập cơ sở kiểm tra trái cây nhập khẩu. Tháng 2/2020, Trung tâm Logistics Thương mại Biên mậu Bằng Tường được phê chuẩn từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc trở thành điểm kiểm tra nhập khẩu trái cây chính thức. Nhờ sự xuất hiện của cơ sở kiểm tra mới này, Bằng Tường có thể nhanh chóng mở rộng thương mại trái cây xuyên biên giới. Năm 2019, 73.00 tấn trái cây được nhập khẩu thông qua Bằng Tường, vốn là điểm thông quan đường bộ lớn nhất trong thương mại trái cây Trung Quốc – ASEAN trong nhiều năm liên tiếp. Hiện Bằng Tường là điểm thông quan của gần một nửa tổng kim ngạch trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc và gần 75% tổng kim ngạch trái cây nhiệt đới nhập khẩu từ Đông Nam Á.

Việc mở ra tuyến chuyên nhập khẩu trái cây này cũng mang đến một hành lang mới cho xuất khẩu trái cây nhanh hơn từ Việt Nam. Năm 2019, ngành trái cây Việt Nam thiệt hại nặng nề trong tiếp cận thịt rường Trung Quốc do nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng của thị trường này. Đầu năm 2020, xuất khẩu trái cây Việt Nam một lần nữa đối mặt thách thức lớn do các lệnh hạn chế của Trung Quốc và một số lô hàng thanh long Việt Nam không thể thông quan. Dịch vụ đường sắt chuyên trái cây mới này tạo lợi thế thuận lợi đáng kể cho Việt Nam trong cung cấp đa dạng các loại trái cây với tốc độ nhanh hơn sang thị trường Trung Quốc.

Theo Produce Report

Admin

Trái cây Thái Lan cập bến thị trường Trung Quốc lần đầu tiên thông qua tàu chở hàng xuyên biên giới

Bài trước

Thái Lan xuất khẩu sầu riêng, măng cụt sang Trung Quốc qua tuyến trung chuyển đường sắt Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả