0

Dữ liệu cấp quận huyện cho 4 loại ngũ cốc này tập trung vào năng suất, hàm lượng protein và sắt, hệ số sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, mức độ sử dụng nước và biến động năng suất dựa vào các thay đổi môi trường được phân tích. Bộ dữ liệu này được sử dụng để xây dựng kịch bản tối ưu cấp quốc gia để đánh giá các lợi ích và đánh đổi trên 6 yếu tố: (i) tối ưu hóa nguồn cung protein; (ii) tối ưu hóa nguồn cung sắt; (iii) tối thiểu hóa nhu cầu năng lượng; (iv) tối thiểu hóa phát thải khí nhà kính; (v) tối thiểu hóa nhu cầu nước; và (vi) tối đa hóa khả năng chống chịu thời tiết.

Theo nghiên cứu, sản xuất lúa gạo của Ấn Độ hiện chiếm tới 44% tổng sản lượng ngũ cốc của nước này, vượt xa đối thủ gần nhất là lúa mỳ - vốn chỉ được trồng vào mùa đông, ở mức 30%. Lúa gạo cũng chiếm tới 67% diện tích trồng ngũ cốc trong mùa mưa. “Sự thống trị của lúa gạo trong cơ cấu cây trồng mùa mưa do cơ chế chính sách khiến trồng lúa trở nên sinh lời hơn, sử dụng phổ biến hệ thống thủy lợi và đầu vào nông nghiệp hơn, đồng thời được tập trung đầu tư nghiên cứu và phat triển nhiều hơn”, theo nhóm nghiên cứu. “Hệ quả là diện tích sử dụng để trồng các loại ngũ cốc khác như kê ngón tay, kê ngọc trai và lúa miến giảm mạnh, đồng thời là sự dịch chuyển tiêu dùng sang gạo, thay vì các loại ngũ cốc có chất lượng dinh dưỡng cao hơn, có hiệu quả sử dụng nguồn lực tốt hơn và ít nhạy cảm hơn với biến động thời tiết so với lúa gạo”.

Gạo đóng góp quan trọng vào cung cấp calories (74%), protein (70%) và sắt (31%). Tuy nhiên, đây cũng là loại ngũ cốc mà qua trình sản xuất gây tiêu tốn năng lượng nhất (80%), phát thải nhà kính nhiều nhất (90%) và sử dụng nhiều nước nhất (81%). Đây cũng là loại cây trồng kém chống chịu thời tiết nhất trong số các cây trồng được phân tích với 89% của 11,47 ngàn tỉ calories bị mất đi trong năm khô hạn nghiêm trọng, cao gấp 8 lần so với loại cây chống chịu tốt nhất là lúa miến – chỉ mất đi 1,39 ngàn tỉ calories trong cùng điều kiện sản xuất. “Các con số thống kê này cho thấy sự phân phối bất hợp lý nguồn lực dùng vào sản xuất lúa gạo, xét tới các hệ số sử dụng nguồn lực, phát thải khí nhà kính và tính nhạy cảm thời tiết trong tỷ trọng sản xuất calorie ngũ cóc mùa mưa”, các tác giả nghiên ứu chỉ ra. “Kết quả này nhấn mạnh kịch bản tiềm năng trong tăng một cách có chọn lọc tỷ trọng sản lượng ngũ cốc thô để đạt các lợi ích kép về nguồn cung dinh dưỡng, khả năng chống chịu thời tiết và môi trường”.

Việc tăng sản xuất các loại ngũ cốc thô của Ấn Độ được cho là sẽ làm tăng mạnh nguồn cung sắt lên 49%, tương đương 737 tấn, là một nguồn dinh dưỡng quan trong cho đất nước có khoảng một nửa nữ giới bị thiếu máu. Ngoài ra, điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngũ cốc cũng tăng trung bình nguồn cung protein lên 5%, khả năng chống chịu thời tiết lên 13% và giảm phát thải khí nhà kính trun gbình 13%, giảm sử dụng nước lên tới 21% và giảm sử dụng năng lượng lên tới 12%, đồng thời duy trì mức độ sản xuất calorie và sử dụng cùng quy mô đất nông nghiệp.

Ấn Độ và vấn đề sản xuất ngũ cốc thô

Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Narendra Singh Tomar tuyên bố năm 2018 là “Năm của các loại hạt kê” vào tháng 3 cùng năm, trong một nỗ lực khuyến khích nhiều nông dân chuyển sang trồng ngũ cốc thô. “Các loại kê nổi tiếng bởi các giá trị dinh dưỡng, khả năng chống chịu hạn hán tốt, không nhạy cảm hoặc chống chịu rất tốt với biến đổi khí hậu. Trồng các loại kê đòi hỏi ít nước hơn so với trồng lúa gạo và lúa mỳ”, ông Tomar phát biểu.

Các loại kê được phân phát công cộng theo Hệ thống Phân phối Công (PDS) của chính phủ nhưng xét tới sự thống trị của lúa gạo tại Ấn Độ, rõ ràng chỉ riêng chính sách phân phối này là không đủ. “Bất chấp những lợi ích kép mà chúng ta đã thấy, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chính trong quyết định lựa chọn sản xuất của người nông dân và có thể giải thích rất nhiều về sự chuyển dịch sang trồng lúa gạo và lúa mỳ”, các tác giả nghiên cứu cho hay. “Chính phủ Ấn Độ đã đặt ra mắc giá hỗ trợ tối thiểu (MSPs) hay giá sàn và các mục tiêu thu mua cho các chương trình an ninh lương thực quốc gia như PDS, và các chính sách bóp méo thị trường này khiến sản xuất các loại ngũ cốc thô trở nên kém hấp dẫn về mặt kinh tế”.

Mặc dù gần dây chính phủ Ấn Độ và một số chính quyền bang đã triển khai các hoạt động thu mua ngũ cốc thô như hạt kê và lúa miến ở mức giá sàn nhưng vẫn chỉ ở giai đoạn triển khai ban đầu và vẫn còn nhiều yếu tố cần cân nhắc. “Ngoài giá sàn, khả năng sinh lời của nông dân được quyết định bởi chi phí đầu vào sản xuất và mức độ tiêu dùng của thị trường. Nhu cầu và tăng sử dụng ngũ cốc trong thực đơn sẽ phụ thuộc và khả năng chi trả của người dân – một rào cản có thể được giảm nhẹ nhờ đưa ngũ cốc thô vào chương trình PDS của chính phủ”.

Tên nghiên cứu “Assessing the sustainability of post-Green Revolution cereals in India

Theo  Proceedings of the National Academy of Sciences

Admin

Mùa mưa Ấn Độ đến sớm, giúp đẩy lùi những đợt nắng nóng gay gắt

Bài trước

Sản xuất nông nghiệp tại châu Á đối diện mối đe dọa El Nino, rủi ro lạm phát tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc