Theo báo cáo gần đây của Phòng Thương mại Trung Quốc về xuất nhập khẩu thực phẩm, sản phẩm bản địa và phụ phẩm động vật (CFNA), trong 10 tháng đầu tháng 2019, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đạt 5,99 triệu tấn, giá trị đạt 8,34 tỷ USD, tăng 28% về lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ riêng trong tháng 10, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đạt 366.000 tấn, trị giá 370 triệu USD, giảm 3% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Top 9 mặt hàng nhập khẩu trái cây lớn nhất của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2019 là:
- Sầu riêng (1,54 tỷ USD, +50%);
- Các loại cherry (1,03 tỷ USD, -1%);
- Chuối (930 triệu USD, +32%);
- Măng cụt (780 triệu USD, +140%);
- Nho (630 triệu USD, +14%);
- Cam (394 triệu USD, -8%);
- Quả kiwi (388 triệu USD; +4%);
- Thanh long (310 triệu USD, -11%);
- Nhãn (310 triệu USD, +11%);
Nhập khẩu 9 loại trái cây này chiếm khoảng 76% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của Trung Quốc.
Các loại cherry
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cherry của Trung Quốc đạt 150.000 tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018. Các nước xuất khẩu cherry chính sang Trung Quốc là Chile (129.000 tấn, -4% so trong cùng kỳ so sánh) và Mỹ (14.000 tấn, -2%). Nhập khẩu cherry từ 2 nước này chiếm 95% tổng kim ngạch nhập khẩu cherry của Trung Quốc.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu trái cây Chile (ASOEX), vụ cherry Chile 2019/20 bắt đầu muộn hơn thường lệ, mặc dù xuất khẩu cherry cả vụ dự báo tăng lên mức kỷ lục 210.000 tấn, tăng 16,7% so với niên vụ trước.
Ngày 6/12, lô hàng cherry vận chuyển theo đường biển đầu tiên đã cập cảng Hong Kong và xuất khẩu cherry sang thị trường hiện đang tiến tới giai đoạn cao điểm nhất.
Chuối
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 1,63 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2018. Các nguồn cung chuối chính của Trung Quốc là Philippines (870.000 tấn, +10% trong cùng kỳ so sánh), Ecuador (392.000 tấn, +122%), và Việt Nam (235.000 tấn, +98%). Nhập khẩu chuối từ 3 nước này chiếm tổng cộng 92% tổng kim ngạch nhập khẩu chuối của Trung Quốc.
Nhập khẩu chuối của Trung Quốc từ Đông Nam Á và Nam Mỹ đang trên đà tăng do diện tích trồng chuối hạn chế tại chính nước này, cộng với tác động của dịch bệnh trên lá, càng làm giảm nguồn cung. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, trong năm 2018, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 1,54 triệu tấn và kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019 đã vượt con số trên.
Măng cụt
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu măng cụt của Trung Quốc đạt 361.000 tấn, tăng 140% so với năm 2018. Các nước cung cấp măng cụt lớn nhât cho Trung Quốc là Thái Lan (399.000 tấn, +133% trong cùng kỳ so sánh), Indonesia (18.000 tấn, +650%), và Malaysia (4.000 tấn, +73%).
Măng cụt Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ và xuất hiện tại các thành phố lớn ở bờ Đông chỉ trong vòng 5 – 6 ngày sau khi thu hoạch.
Cam
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cam của Trung Quốc đạt 427.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018. Các nguồn cung cấp cam chính cho Trung Quốc là Ai Cập (191.000 tấn, +107% trong cùng kỳ năm 2018), Nam Phi (113.000 tấn, -18%), Úc (50.000 tấn, -17%), Tây Ban Nha (42.000 tấn, +52%) và Mỹ (29.000 tấn, -52%). Nhập khẩu từ 5 nước này chiếm 99,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cam của Trung Quốc.
Quả kiwi
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu kiwi của Trung Quốc đạt 110.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Các nước xuất khẩu kiwi chính sang Trung Quốc là New Zealand (83.000 tấn, -4% trong cùng kỳ so sánh), và Chile (21.000 tấn, -33%). Hai nước này chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu kiwi của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Ủy ban Kiwi Chile đã phát triển kế hoạch đảm bảo thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo phân phối kiwi chất lượng cao hơn cho các thị trường quốc tế.
Theo Fresh Produce
Bình luận