Các quy định chính sách mới của Trung Quốc này thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan (GAC) và áp dụng đối với tất cả các công ty sản xuất, chế biến và bảo quản động thực vật và các sản phẩm liên quan muốn nộp hồ sơ đăng ký tại Trung Quốc. Trong văn bản cập nhật được GAC công bố vào ngày 29/11, sau khi một hồ sơ đăng ký được tiếp nhận từ bất cứ công ty nước ngoài nào một đợt rà soát văn bản sẽ diễn ra trước khi hồ sơ này được chấp nhận.

Sau khi được chấp nhận, GAC sẽ tiến hành các bước hình thành một hội đồng chuyên gia để rà soát hồ sơ. “Cục BVTV sẽ, phụ thuộc vào các yêu cầu hồ sơ, lựa chọn chuyên gia từ nhiều cơ quan hải quan địa phương bằng các xem xét lý lịch và kinh nghiệm chuyên môn có liên quan”, theo GAC cho hay. “CÁc chuyên gia này sẽ tạo ra cả một hội đồng rà soát văn bản và một hội đồng chuyên gia kiểm tra thực địa”.

Rà soát văn bản sẽ diễn ra đầu tiên để xác nhận sự tuân thủ cả các nghị định thư lẫn quy định chính sách của Trung Quốc, sau đó nhóm này sẽ lên kế hoạch điều tra thực địa. “Một điểm rất quan trọng mà các công ty thực phẩm nộp đơn đăng ký cần lưu ý để vượt qua các kỳ rà soát, là tuân thủ theo các yêu cầu của Cục Bảo vệ Thực Động vật đã đăng tải trên trang web chính thức của cơ quan này”, GAC cho biết thêm. “Điều quan trọng là hồ sơ đăng ký và tất cả các văn bản liên quan phải hoàn thiện và đáp ứng tất cả các điều khoản theo yêu cầu”.

Các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty nộp hồ sơ cũng như hệ thống kiểm soát chất lượng cũng cần được xác nhận từ một số khía cạnh, bao gồm đăng ký kinh doanh chính thức và hệ thống quản lý xuất xứ tuân thủ theo các quy định và tiêu chuẩn của Trung Quốc, và thống nhất theo các quy trình được hướng dẫn cho các công ty đăng ký tại Trung Quốc.

Các quy trình và yêu cầu hoạt động tương tự sẽ được quan sát cho các công ty thực phẩm quốc tế muốn gia hạn hoặc thay đổi đăng ký so với các hồ sơ đăng ký hiện hành.

Quy định này tác động ra sao tới các công ty thực phẩm khác nhau

Mặc dù các yêu cầu cơ bản đối với phần lớn các kiểu doanh nghiệp thực phẩm quốc tế đều tương tự nhau, như hoàn thành các biểu đăng ký, chứng nhận chuyên môn, ảnh của các khu vực sản xuất – chế biến), một số các yếu tố bổ sung cũng được yêu cầu cho một số ngành cụ thể.

Ví dụ các công ty liên quan đến ngũ cốc được yêu cầu nộp các văn bản giải thích chi tiết tất cả các hệ thống quản lý và vận hành, quy trình kiểm soát chất lượng và quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thô, cùng với các biện pháp quản lý vật hại. Quy định này có thể liên quan đến động thái trước đó của Trung Quốc trong tháng 1/2019 về thắt chặt các quy định về phân phối ngũ cốc và dự trữ chiến lược, với mục tiêu là nâng cao an ninh ngũ cốc quốc gia.

Các công ty liên quan đến đóng gói trái cây xuất khẩu cũng được yêu cầu cung cấp toàn bộ chi tiết về hệ thống máy móc thiết bị, quy trình đóng gói cũng như danh sách các vườn trái cây cung cấp trái cây cho cơ sở đóng gói đó, phần lớn đều lo ngại về sử dụng thuốc BVTV và chất bảo quản. “Các doanh nghiệp này cũng cần cung cấp một bản sao hợp đồng sản xuất – thu mua trái cây và các chi tiết hợp đồng”, GAC cho hay.

Thông tin chi tiết tham khảo tại văn bản tiếng Trung tại đây.

Theo Food Navigator
Admin

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vào năm 2030

Bài trước

EU nhất trí hoãn thực hiện luật chống phá rừng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách