Ngành hạt tiêu đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng và giá. Chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm được xem là các giải pháp để giải quyết các vấn đề này.

Theo ông Lê Văn Đức,cục phó Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT, giá hạt tiêu dự báo tiếp tục giảm trong năm 2019 và những năm tới do dự báo sản lượng hạt tiêu thế giới vẫn tăng. Chỉ riêng sản lượng hạt tiêu của Việt Nam đã đạt 300.000 tấn. Giá hạt tiêu giảm từ 10 USD/kg năm 2015 xuống còn 2 USD/kg hiện nay.

Trong khi đó, báo cáo từ Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường cho thấy xuất khẩu hạt tiêu tiếp tục trên đà tăng nhưng giá trị xuất khẩu suy giảm do giá hạt tiêu liên tục giảm trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến và thương mại cà phê.

Các nhà phân tích cho biết nhu cầu đối với các sản phẩm hạt tiêu vẫn cao và hạt tiêu không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm mà còn trong chăm sóc sức khỏe, dược mỹ phẩm. Việt Nam đang nỗ lực tăng năng suất nhưng chất lượng hạt tiêu vẫn thấp, giá trị không cao và Việt nam đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ xuất khẩu về giá trên phân khúc thị trường giá thấp. Các sản phẩm chế biến hạt tiêu hiện tại của Việt Nam chỉ dừng ở hạt tiêu đen, trắng và xay.

Nhiều vấn đề vẫn tồn tại trong tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nói cách khác, nông dân và doanh nghiệp vẫn không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng. Theo Cục Xuất nhập khẩu, để phát triển ngành hạt tiêu theo hướng bền vững, ngành cần phải tái cơ cấu và đa dạng hóa các sản phẩm hạt tiêu để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cao, ví dụ như hạt tiêu hữu cơ và hạt tiêu đỏ.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, từ 100 tấn hạt tiêu nguyên liệu có thể chế biến thành 8 tấn dầu tiên, mang lại giá trị cao gấp 6 lần so với sơ chế. Do đó, ngoài các giải pháp phát triển vùng trồng nguyên liệu bền vững, hệ thống chế biến tương ứng và giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa chất, tăng cường chế biến sâu là những việc phải làm để cải thiện giá trị hạt tiêu Việt Nam.

Trong một nỗ lực tăng giá trị hạt tiêu, tập đoàn Phúc Sinh tung ra 2 sản phẩm mới – hạt tiêu sấy lạnh và hạt tiêu thương hiệu K Pepper. Ông Phan Minh Thông, chủ tịch của Phúc Sinh cho hay không nhiều sản phẩm làm thừ hạt tiêu trong ngành gia vị của Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể đa dạng hóa sản phẩm, giá trị thu về có thể rất cao. Ví dụ, giá hạt tiêu đen thường xuất khẩu chỉ 2.500 USD/tấn trong khi hạt tiêu sấy lạnh có giá lên tới 14.000 – 18.000 USD/tấn, cao gấp 6 lần so với xuất khẩu hạt tiêu thô.

Theo VNS
Admin

Giá hạt tiêu tăng vọt, 'thời hoàng kim' mới có thể sắp đến

Bài trước

Cảnh báo chậm thanh toán các đơn hàng hạt tiêu đen, hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu