Các công ty đường nội địa lo ngại về khả năng thua lỗ ngay trên thị trường nội địa khi Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) sẽ hạ thuế nhập khẩu đường từ các nước thành viên ASEAN xuống chỉ còn từ 0 – 5% từ ngày 1/1/2020. Bộ Công thương trước đó đã đề xuất chính phủ cho phép hoãn thi hành trong vòng 2 năm, theo khuyến nghị của các các công ty đường, theo VnEconomy đưa tin.
Sau khi nhận được phê duyệt của chính phủ, Bộ Công thương đã thông báo hoãn tới các đối tsac thơng mại và xác định sẽ chính thức hạ thuế nhập khẩu từ 1/1/2020. Ngày 20/2, Bộ Công thương đã yêu cầu Hiệp hội Mía Đường Việt Nam thông báo tới các thành viên và nông dân trồng mía thời hạn có hiệu lực của ATIGA để họ có thể xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, các công ty đường nội địa vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để thích ứng với những thay đổi có thể xảy ra trên thị trường khi ATIGA có hiệu lực. Một số doanh nghiệp đường đã đề xuất chính phủ đệ trình một kế hoạch lên Quốc hội để giảm thuế GTGT cho đường sản xuất nội địa.
Theo Bộ Công thương, doanh nghiệp nội địa muốn chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với các sản phẩm đường nội địa. Họ nhấn mạnh rằng giá đường trên thị trường thế giới đang thấp do nhiều nước tìm cách hỗ trợ các nhà xuất khẩu đường của họ; bình ổn giá đường; và đảm bảo sự chú ý của khách hàng, nông dân trồng mía và các nhà chế biến đường.
Đồng thời, ATIGA chỉ là một thỏa thuận trong khối ASEAN nên việc tuân thủ hoàn toàn các cam kết trong thỏa thuận sẽ không có tác động lớn lên các chính sách sản xuất – xuất khẩu đường của các nước ASEAN. Ví dụ, Thái Lan, Philippines và Indonesia tuyên bố họ tuân thủ hoàn toàn theo ATIGA từ năm 2015. Tuy nhiên, các nước này vẫn đang thiết lập nhiều rào cản phi thuế để bảo vệ các doanh nghiệp đường. Cụ thể, 3 nước này vẫn đang cho phép nhập khẩu đường nhưng lượng đường nhập khẩu này không thể phân phối trên các thị trường nếu thiếu sự cấp phép từ các cơ quan theo quy định. Đường nhập khẩu sẽ chỉ được tiêu thụ trên các thị trường này nếu thị trường thiếu đường. Thái Lan cũng dùng một phần lợi nhuận từ doanh thu đường nhập khẩu này để hỗ trợ các nhà xuất khẩu đường. Do đó, nhiều doanh nghiệp đường Việt Nam đã đề xuất chính phủ cân nhắc các biện pháp phi thuế, tương tự như tại Thái Lan, Philippines và Indonesia. Nếu không có các biện pháp phòng vệ, các doanh nghiệp nội địa sẽ đứng trước bờ vực phá sản.
Theo Bộ Công thương, các đề xuất này là bất hả thi. Khi Việt Nam thông báo hoãn thi hành các cam kết theo ATIGA vào năm 2018, Việt Nam đã đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các đối tác nên việc thi hành cam kết không thể trì hoãn thêm. Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp xoa dịu nếu nhập khẩu đường gây ra rủi roc ho sản xuất nội địa và lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam.
Theo Saigon Times
Bình luận