0

Ngành tôm Việt Nam sẽ không đối mặt tới tác động lớn từ đại dịch COVID-19 do hiện ngành vẫn đang trong quá trình sản xuất và chỉ bước vào vụ thu hoạch vào tháng 8 tới.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản (VASEP), nhiều thị trường lớn đã giảm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do COVID-19 bùng phát tại nước này. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu sang các thị trường này. Với những khó khăn hiện nay do đại dịch, đặc biệt là tại Trung Quốc, VASEP cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nên thay đổi kế hoạch kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện các doanh nghiệp nội địa đang tập trung cải thiện khả năng cạnh tranh và sản xuất tôm cho xuất khẩu sau khi đại dịch trôi qua, VASEP cho hay.

Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Thực phẩm Sao Ta, cho biết trong dài hạn, Việt Nam sẽ tận dụng nhiều thuận lợi từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) để tăng xuất khẩu tôm sang EU. EU là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm, theo VASEP cho hay. Theo EVFTA, thuế đối với phần lớn các sản phẩm tươi, ướp lạnh và đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống 0% ngay khi thỏa thuận này có hiệu lực, dự kiến trong năm nay. Đồng thời, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ giảm xuống 0% sau 7 năm.

Giảm thuế chống bán phá giá trên thị trường Mỹ xuống 0% sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của tôm Việt Nam, chiếm 19,4% tổng giá trị xuất khẩu.

Ông Bùi Bá Sử, phó tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Việt – Úc, nông dân nên nuôi thả tôm trong thời điểm hiện tại để đáp ứng nhu cầu tăng sau khi dịch kết thúc. Đồng thời, nông dân nên sản xuất tôm sạch, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc để được hưởng thuế ưu đãi theo EVFTA và tăng xuất khẩu sang châu Âu.  

Ông Mai Ngọc Sơn, tổng giám đốc CTCP Đông lạnh Quy Nhơn, nhấn mạnh rằng tận dụng lợi thế của EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương nhấn mạnh rằng ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới do ngày càng nhiều nước sản xuất tôm nên giá sẽ không tăng mạnh. Các nước nhập khẩu đang áp dụng ngày càng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm, sẽ tác động lên triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bao gồm tôm. Khi EU dỡ bỏ thuế đối với tôm xuất khẩu sang thị trường này, thay vào đó sẽ là các rào cản phi thuế. Trong đó, EU có quy định mới về cấm sử dụng Ethoxyquin trong mọi loại thức ăn thủy sản từ ngày 31/3/2020. Các doanh nghiệp nội địa cũng cần xúc tiến thu hút đầu tư và tham gia các chuỗi cung ứng khu vực để tận dụng toàn diện EVFTA, theo VASEP.

Việt Nam đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2020 lên 10 tỷ USD, bao gồm 4 – 4,3 tỷ USD từ xuất khẩu tôm.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản