Hemant Rupani, giám đốc điều hành Mondelez Kinh Đô Việt Nam, cho rằng thị trường Việt Nam là một thị trường đồ ăn vặt rất hấp dẫn với mức thu nhập đang tăng lên, sức mua mạnh lên và lối sống thay đổi. Đặc biệt, khoảng 73% phụ nữ đang đi làm nên họ có ngày càng ít thời gian rảnh rỗi. “Do đó, họ thường lựa chọn các sản phẩm tiện lợi như đồ ăn vặt khi họ không có thời gian ngồi xuống ăn một bữa tử tế”, ông phát biểu.
Ông Rupani cho biết thêm rằng Việt Nam là một nước dân số trẻ và những người trẻ đang yêu cầu đồ ăn vặt có chất lượng tố hơn và nhiều lựa chọn hơn. Một nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu Nielsen chuyên về hành vi người tiêu dùng đã chỉ ra các xu hướng mới nổi tại Việt Nam bao gồm sức khỏe và đời sống, sự cao cấp hóa, tiện lợi và chiều theo sở thích khách hàng. Do đó, các đồ ăn vặt đang ngày càng trởi thành một lựa chọn thay thế giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu đôi với thực phẩm nhanh và lành mạnh.
Thực tế, Việt Nam nằm trong số các thị trường đồ ăn vặt phát triển nhất tại Đông Nam Á, cùng với Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong nhóm 3,5 tỷ đô, theo báo cáo gần đây của hãng tư vấn Nhật Bản Corporate Directions. Tổ chức này dự báo rằng thị trường đồ ăn vặt Việt Nam trong năm 2020 sẽ chạm mức khoảng 1 tỷ USD.
Với triển vọng này, các nhà sản xuất đồ ăn vặt đang tăng tốc sản xuất để tận dụng cơ hội thị trường này. Ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc thương mại tại hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Vietnam, cho rằng thị trường đồ ăn vặt của Việt Nam đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt do cả các nhà sản xuất nội địa lẫn quốc tế đều đang nỗ lực thu hút khách hàng thông qua tung ra các sản phẩm mới, phản ánh các xu hướng biến đổi nhanh. “Ngoài ra, sự nổi lên của các thương vụ mua bán và sát nhập trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất nước ngoài để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, phần lớn thông qua các đối tác bán lẻ hiện đại”, ông Hoàng cho hay, “Family Mart và 7-Eleven sẽ hỗ trợ các nhà cung cấp Nhật Bản trong phân phối sản phẩm và các chuỗi cửa hàng của họ”.
Nhà sản xuất đồ ăn vặt Nhật Bản là Koike-ya đã chính thức chào sân Việt Nam thông qua thiết lập 1 nhà máy tại tỉnh Đồng Nai để sản xuất đồ ăn vặt cay Karamucho. Đây là nhà máy ở nước ngoài đầu tiên của công ty này, và có vốn đầu tư khoảng 8,7 triệu USD, nhà máy này có công suất hàng năm 4.200 tấn.
Trong khi đó, Mondelez thâu tóm Kinh Đô vào năm 2015. Công ty đã có những nỗ lực gìn giữ di sản của các thương hiệu nội địa và làm giàu thêm bằng những bí quyết quốc tế cùng các sản phẩm chất lượng cao. Gần như mỗi năm 70% đầu tư của doanh nghiệp này đều nhằm vào cải thiện hàng hóa và nhà xưởng. Mondelez Kinh Đô Việt Nam không chỉ là một tên tuổi dẫn đầu thị trường bánh quy và bánh trung thu mà còn rất nổi bật trong phân khúc bánh mì, bánh ngọt đóng gói.
Các thương hiệu đồ ăn vặt nước ngoài như Oishi (Liwayway), Poca (PepsiCo), và Choco Pies (Orion) hưởng lợi từ sự bùng nổ thị trường đồ ăn vặt tại Việt Nam. Năm 2018, Orion Confectionery của Hàn Quốc có doanh thu 80,9 triệu USD từ bán 600 triệu sản phẩm Choco Pies tại Việt Nam và đây là mức doanh thu cao nhất mà Orion từng đạt được tại Việt Nam, thậm chí vượt qua doanh thu nội địa trên thị trường Hàn Quốc. Việt Nam là nước có doanh số cao thứ 2 của Orion, sau Trung Quốc.
Các nhà sản xuất nội địa cũng đang nỗ lực duy trì thị phần. Theo hãng nghiên cứu thị trường trụ sở tại Luân Đôn là Euromonitor International, CTCP Vietnam One One Food tiếp tục duy trì vị thế áp đảo trên thị trường bánh gạo, có tăng trưởng giá trị nhanh nhất trong năm vừa qua. Trong khi đó, công ty TNHH Thực phẩm Tân Tân cũng có tăng trưởng mạnh doanh thu các loại hạt và các loại hạt tổng hợp năm thứ 4 liên tiếp trong năm 2019.
Laurent Levan, chủ tịch của URC Vietnam, cho rằng: “tại Việt Nam, sự ưa chuộng các loại đồ ăn vặt rất lớn, dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Người tiêu dùng đang tăng chi tiêu vào các loại đồ ăn vặt tại cả khu vực thành thị và nông thôn. Các khách hàng mục tiêu của sản phẩm này là những người trẻ thường thay đổi khẩu vị và thói quen sinh hoạt, dễ dàng hấp thụ các xu hướng mới. Điều này càng tạo ra cơ sở tăng trưởng cho ngành”. Ông Levan cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Việt Nam giờ là mảnh đất của rất nhiều thương hiệu quốc tế lẫn nội địa. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng danh mục sản phẩm của chúng tôi bao gồm cả hàng hóa nội địa và nhập khẩu có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt cho người Việt Nam.
25% các mảng kinh doanh của URC Vietnam liên quan đến mảng thực phẩm, bao gồm các đồ ăn vặt và bánh kẹo. Năm 2018, các sản phẩm bánh quy của công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu 21,9%. URC Vietnam đang đầu tư vào ngành đồ ăn vặt Việt Nam trong dài hạn, với công ty mẹ là Universal Robina Corporation (URC) và các văn phòng đại diện khu vực đều là những lãnh đạo thị trường hoặc những doanh nghiệp có uy tín trong khu vực ASEAN và châu Đại dương.
Ông Rupani của Mondelez Kinh Đô Việt Nam phát biểu rằng Việt Nam là một thị trường sôi động trong khối ASEAN. Tại Việt Nam, mỗi ngành đều có hàng loạt nhà sản xuất, đảm bảo mức độ cạnh tranh cao. “Trong phần lớn các ngành đều không có những bên thống trị, và thậm chí những bên sở hữu thị phần lớn cũng chỉ đang giành được ở mức 20 – 30%”.
Ngoài ra, thị trường đồ ăn vặt Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực. Ngày càng nhiều tên tuổi quốc tế và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường. Ông Rupani cho biết thêm, “cạnh tranh lành mạnh và giữ cho chúng tôi trở nên thực tế. Chúng tôi có danh mục thương hiệu nội địa lẫn quốc tế đều mạnh và chúng tôi liên tục nỗ lực trở nên tốt hơn để phục vụ khách hàng. Các thỏa thuận này cũng sẽ mang đến cơ hội cho Mondelez Kinh Đô Việt Nam để xuất khẩu ra các thị trường. Các bất lợi nhỏ như nhiều nguyên liệu trong các sản phẩm phải nhập khẩu có thuế nhưng với các thỏa thuận thương mại hiện nay, chính phủ sẽ tiến tới việc nhận diện và điều chỉnh vấn đề này”.
Theo VIR
Bình luận