0

Nhà sản xuất đồ ăn vặt, bánh kẹo và kem lớn của Nhật Bản là Morinaga & Co., chủ sở hữu các thương hiệu nổi tiếng Hi-Chew và Dars Chocolate, đã quyết định mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, một trong những thị trường chính trên thị trường Đông Nam Á. Morinaga hợp tác với mảng kinh doanh hàng hóa tiêu dùng của DKSH để triển khai kế hoạch mở rộng và thắt chặt mối quan hệ đối tác hiện có tại châu Á.

Theo thỏa thuận, DKSH sẽ là tác nhân giúp mở ra tiềm năng thị trường Việt Nam cho Mirinaga và đảm bảo độ phủ sóng khu vực thông qua sự hiểu biết sâu sắc, chiến lược của đội ngũ Việt Nam. Mục tiêu chính là mối quan hệ hợp tác này là thúc đẩy tăng trưởng của Morinaga trong phân khúc bánh kẹo, tận dụng vị thế mạnh mẽ của DKSH tại các cửa hàng tiện lợi đang nổi lên, đạt độ phủ sóng toàn diện trong thương mại heiẹn đại và tham gia sâu vào phân phối cho kênh thương mại truyền thống. Bên cạnh tập trung mạnh vào mở rộng phạm vi phủ sóng cho Morinaga, DKSH sẽ chú ý đặc biệt tới tăng sự hiện diện của Hi-Chew và Dars Chocolate trên khắp các kênh và khu vực.

Terry Seremetis, lãnh đạo mảng kinh donah hàng tiêu dùng, bình luận: “Chúng tôi nỗ lực mở rộng hợp tác khu vực với Morinaga tại Việt Nam. Sự mở rộng này là một phép thử thực sự đối với sức mạnh của chúng tôi trên thị trường chính này. Hơn nữa, đưa Hi-Chew và Dars Chocolate vào danh mục thương hiệu sẽ giúp chúng tôi duy trì động lực phân phối các sản phảm bánh kẹo tới các hộ gia đình Việt Nam”.

Thành lập năm 1899 và niêm yết trong giai đoạn đầu của Sàn Chứng khoán Tokyo, Morinaga là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo kiểu phương Tây lớn tại Nhật Bản. Các mảng kinh doanh của doanh nghiệp này bao gồm sản xuất chế biến, thu mua và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm, đồ tráng miệng lạnh và các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Morinaga có doanh thu ròng hợp nhất đạt 1,86 tỷ USD và doanh thu hoạt động 182,2 triệu USD trong năm 2018. Việt Nam có tiềm năng rất lớn đối với ngành này, với hàng loạt các tên tuổi lớn trên thị trường bao gồm Orion Food Vina, Vinamilk, PepsiCo Vietnam, Mondelez Kinh Do, và công ty bánh kẹo Biên Hòa.

Theo các số liệu thống kê từ Statista.com, doanh thu thị trường kem dự báo đạt 74 triệu USD trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 7,4%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023.

Về thị trường đồ ăn vặt, theo nghiên cứu mới đây của Kantar Worldpanel, chuyên nghiên cứu về người tiêu dùng dựa trên dữ liệu bảng liên tục, thị trường đồ ăn vặt Việt Nam có giá trị 518 triệu USD trong năm 2015 – dự báo tăng lên 1 tỷ USD trong năm 2020. Thị trường hàng tiêu dùng nhanh FMCG tại việt Nam dự báo tăng trưởng với tốc độ kép (CAGR) từ 5 – 6% đến năm 2020. Để giành được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam, các thương hiệu nội địa và quốc tế cần hiểu hành vi và sở thích của người tiêu dùng nội địa để bắt đúng các xu hướng mới nhất, bao gồm các môi quan tâm về sức khỏe, dinh dưỡng và sở thích đặc thù, thông qua cung cấp các sản phẩm mới, hương vị mới cho thị trường.

Theo VNS

Admin

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài trước

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc