Các nhà sản xuất – xuất khẩu gạo Việt Nam cần tập trung vào chất lượng và cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu thị trường, hơn là đơn thuần tập trung vào số lượng, theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT khuyến nghị. Trong 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 5,56 triệu tấn, thu về 2,343 triệu USD; tăng 6,1% về lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức khoảng 350 USD/tấn, mức cao nhất trong 2 năm qua, nhưng vẫn thấp hơn giá gạo Ấn Độ (365 – 370 USD/tấn) và Thái Lan (395 – 400 USD/tấn). Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc giảm 67% xuống còn 400.000 tấn, trong khi trước đây, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này lên tới 2 triệu tấn gạo hàng năm. Sự suy giảm này đã đẩy Trung Quốc ra khỏi top các thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và hiện chỉ chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam, theo bộ trưởng Bộ NNPTNT cho hay.
Trong khi đó, Campuchia, một nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Theo Liên đoàn gạo Campuchia, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2019, đạt gần 158.000 tấn, tăng 44% so với cùngk ỳ năm 2018. Năm 2019, nước này đặt mục tiêu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Trung Quốc và con số này tăng lên 400.000 tấn trong năm 2020. Campuchia ưu tiên sản xuất gạo hữu cơ để cung cấp nguồn gạo sạch theo nhu cầu thị trường và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu gạo.
Về lượng xuất khẩu gạo, trung bình hàng năm xuất khẩu gạo việt Nam đạt 5 – 7 triệu tấn, luôn lọt top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2018, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 6 triệut ấn, trong khi Campuchia chỉ đạt hơn 626.200 tấn. Tuy nhiên, về chất lượng và thương hiệu, Campuchia đang dần trở thành một đối thủ đáng gờm trong khu vực.
Trong Hội thảo Gạo thế giới TRT lần thứ 10 tổ chức tháng 10/2018 tại Hà Nội, loại gạo thơm cao cấp của Campuchia là Malys Angkor, đã giành giải Gạo ngon nhất thế giới. Hiện Campuchia cũng lọt top 5 nước xuất khẩu gạo hữu cơ lớn nhất sang thị trường EU, chỉ đứng sau Mỹ, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Liên quan đến thị trường xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 150 nước và vùng lãnh thổ nhưng phần lớn tập trung ở phân khúc giá thấp. Trong khi đó, hiện Campuchia chỉ xuất khẩu gạo tới một số ít nước, nhưng chủ yếu là các thị trường khó tính, giá cao.
Theo bộ trưởng Cường, về chiến lược dài hạn, ngành nông nghiệp nên tìm cách giảm diện tích trồng lúa tới mức đủ đảm bảo an ninh lương thực và phần nào phục vụ xuất khẩu. Ông Cường cho rằng thị trường nội địa cần đảm bảo nguồn cung và chất lượng gạo cũng như đóng gói. Về các thị trường xuất khẩu, Việt Nam nên xúc tiến và mở rộng thị trường, ví dụ sang châu Phi và Trung Đông, cũng như các thị trường khu vực như Indonesia và Philippines. Tại Hội thảo Gạo toàn cầu The Rice Trader (TRT) năm 2020 tổ chức tại Manila, Philippines, gạo hữu cơ ST24 của Việt Nam đã giành giải Gạo ngon nhất thế giới. Đây là bước đầu tiên hướng tới cải thiện chất lượng gạo của Việt Nam.
Theo VNS
Bình luận