Thái Lan thúc đẩy sản xuất gạo cao cấp để tăng thu nhập cho nông dân
Cách thoát khỏi biến động giá gạo dai dẳng cho nông dân Thái Lan nằm ở việc đưa chất lượng gạo Thái lên hàng cao cấp. Sáng tạo sản phẩm gạo bổ sung kẽm có thể là một trong những giải pháp. “Mặc dù Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, năng suất lúa gạo Thái Lan rất thấp”, theo Warakorn Limbut, một giảng viên về khoa học ứng dụng tại đại học Prince of Songkla cho hay. “Hàng triệu nông dân đang phải bỏ sức lao động trên hàng ngàn ha đất để cung cấp lương thực cho thế giới”.
Thái Lan có 4,6 triệu hộ gia đình trồng lúa trên diện tích trồng lúa tổng cộng 896.000ha. Với một gia đình có 4 – 5 thành viên, tổng số nông dân trồng lúa Thái Lan ước khoảng 20 triệu người. Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và sản xuất gạo chất lượng cao cho phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới là các giải pháp tổng hợp cho ngành lúa gạo Thái Lan, ông Warakorn cho biết thêm rằng nông dân nên được thúc đẩy để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Ông Warakorn, có học vị tiến sỹ hóa từ đại học Prince of Songkla, mơ ước được cải thiện chất lượng sống của nông dân và đã dành 1 thập kỷ qua để nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm lúa gạo bổ sung kẽm. Ông cho biết kẽm là dinh dưỡng đa lượng cho cơ thể người, giúp tăng cường hoạt đông của ít nhất 200 enzyme. Là một nguyên liệu trong các nước uống tăng lực, hoặc thậm chí trong kẹo, một lượng nhất định kẽm hấp thu sẽ giúp tái sinh năng lượng cho cơ thể người. Tương tự, trong quá trình hóa sinh thực vật, kẽm tăng cường không chỉ các enzyme mà còn các cơ chế hữu cơ trong đất. Nếu kẽm được bổ sung trong quá trình trồng lúa, lúa gạo sản xuất ra sẽ được bổ sung kẽm.
Nông dân phát hiện ra lúa gạo được trồng trên các cánh đồng sử dụng phân bón hữu cơ chứa kẽm sinh trưởng nhanh hơn và mạnh hơn so với các phân bón hóa chất, ông Warakorn nhấn mạnh rằng do kẽm kích hoạt các cơ chế hữu cơ vi sinh trong đất , giúp đất mềm và xốp, nhờ đó cây trồng hấp thụ khoáng chất thiết yếu tốt hơn cho sinh trưởng. Nhận được các giải thưởng trong nước và quốc tế với công trình nghiên cứu này, cộng với bộ công cụ kiểm tra hàm lượng kẽm trong đất để cải thiện chất lượng đất, ông Warakorn gần đây đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông nghiệp Thái Lan cấp vốn nghiên cứu.
Từ thực nghiệm trên các cánh đồng tại 17 tỉnh trên khắp Thái Lan, ông nhận thấy bổ sung kẽm vào phân bón hữu cơ sử dụng trên các cánh đồng lúa giúp mang lại năng suất cao hơn với chi phí rẻ hơn các loại phân bón hóa chất. Ví dụ, năng suất từ thửa ruộng thử nghiệm tại tỉnh Ang Thong đạt năng suất 8,96 tấn/ha, so với mức năng suất chỉ 4,55 tấn/ha trên cánh đồng thông thường. Trong khi đó, các cánh đồng lúa thử nghiệm tại các tỉnh miền nam mang lại năng suất 3,79 tấn/ha (sau khi thiệt hại 30% do các loại gặm nhấm), so với mức thông thường 2,4 tấn/ha.
Sử dụng phân bón hóa chất tại Thái Lan đã giảm, cây lúa trở nên kháng bệnh tốt hơn và cơm nấu ra mềm, ngon hơn. Hơn nữa, bộ công cụ kiểm tra hàm lượng kẽm trên cánh đồng để cải thiện chất lượng gạo là máy kiểm tra hàm lượng kẽm đầu tiên trong đất trên thế giới có thể phát hiện kẽm dưới dạng mà các loại cây trồng hấp thụ để quang hợp, qua đó sinh trưởng và sản sinh ra các phân tử carbohydrate. Máy này chuẩn bị được sản xuất hàng loạt với sự hỗ trợ từ một công ty vừa tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này. Công ty này sẽ mua gạo bổ sung kẽm từ nông dân để xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc.
Ông Warakorn cho biết kẽm thường được hấp thụ từ thịt và thủy sản, nên ăn cơm gạo bổ sung kẽm là đặc biệt có lợi cho một số nhóm đối tượng như phụ nữ mang bầu và trẻ nhỏ có thể trạng đặc biệt cần kẽm. Bổ sung kẽm trong quá trình trồng trọt có thể triển khai tại nhiều nước, bao gồm Ấn Độ và Pakistan, dưới sự hướng dẫn của Hiệp hội kẽm quốc tế và Tổ chức y tế thế giới.
Hiệp hội kẽm quốc tế cho biết số lượng trẻ nhro bị chết tại các nước kém phát triển lên tới 450.000 do hệ thống miễn dịch yếu, xuất phát một phần từ tình trạng thiếu kẽm. Người dân tại các nước này đặc biệt tiêu dùng ngũ cốc với lượng lớn trong bữa ăn và không thể chi trả cho thịt hoặc thủy sản.
Mặc dù lạm dụng kẽm có thể gây hại cho cơ thể, lượng kẽm bổ sung trong quá trình trồng trọt là rất thấp – chỉ dưới 10mg/kg. Đây là mức tối ưu do hàm lượng kẽm trong gạo tự nhiên là 8-15mg/kg. Ngoài ra, cây lúa vốn có cơ chế để giảm lượng kẽm dư thừa trong hạt lúa. Cây lúa cũng có xu hướng khô héo nếu nông dân bổ sung quá nhiều kẽm.
Theo Bangkok Post
Bình luận