Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần một chiến lược dài hạn để cải cải thiện chất lượng xuất khẩu gạo, tạo ra tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi trên các thị trường xuất khẩu, bà Bùi Thị Thanh Tâm, tổng giám đốc của Tổng công ty Lương thực Vinafood 1, cho biết doanh nghiệp sẽ đầu tư vào sản xuất nội địa để tăng chất lượng. Để làm được như vậy, ngành nông nghiệp cần hỗ trợ từ các bộ liên quan. Bộ Công thương tập trung vào phát triển thị trường và đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo. Trong khi đó, Bộ NNPTNT (MARD) chịu trách nhiệm về sản xuất, bao gồm cải thiện chất lượng gạo. Các chính quyền địa phương cần hướng dẫn và khuyến khích nông dân sản xuất gạo hữu cơ để Việt Nam có thể cung cấp nguồn gạo sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu gạo. Nếu các hoạt động này được kết nối với nhau thì sẽ đảm bảo được tăng trưởng xuất khẩu gạo bền vững, bà Tâm nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường ch biết thương mại gạo toàn cầu hiện dao động từ 36 – 40 triệu tấn hàng năm; trong đó, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 triệut ấn gạo nhưng không đạt được giá trị xuất khẩu cao do cách tiếp cận bị động đối với thị trường. Trong chiến lược dài hạn, ngành nông nghiệp nên tìm cách giảm tổng diện tích trồng lúa xuống mức đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần. Ông Cường cho rằng thị trường nội địa cần phải được đảm bảo nguồn cung và chất lượng gạo, chất lượng đóng gói. Liên quan đến vấn đề thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam nên xúc tiến và mở rộng thị trường, ví dụ là các thị trường tại châu Phi và Trung Đông cũng như các thị trường khu vực như Indonesia và Philippines.
Các thị trường mới
Ông Cường cho biết trong năm 2019, sản lượng lúa vụ đông xuân đạt 14 triệut ấn. Bất chấp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc xuất khẩu mạnh, Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng xuất khẩu gạo về lượng. “Chính phủ đặt mục tiêu dự trữ 200.000 tấ gạo để giữ giá gạo và phát triển thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang nỗ lực mở rộng sang thị trường Mỹ”, ông Cường trả lời phỏng vấn báo Kinh tế Nông thôn.
Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Thái Lan, đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, tác động tới sản xuất gạo của nước này. Singapore, thường nhập khẩu 30-40% nhu cầu nhập khẩu gạo hàng năm từ Thái Lan, đang cân nhắc chiến lược đa dạng hóa nguồn nhập khẩu gạo từ các nước khác, theo MARD. Các cơ hội xuất khẩu gạo sang Singapore mở ra cho nhiều nước khác nhau nhưng đặc biệt dành cho Việt Nam và Campuchia. Ngoài ra, Nhật Bản, hiện đang nhập khẩu 50% kim ngạch nhập khẩu gạo hàng năm từ Mỹ, cũng đang cân nhắc chuyển sang nhập khẩu gạo từ các nước thành viên CPTPP, bao gồm Việt Nam.
MARD cho biết lượng xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,2 triệu tấn, với gia trị 2,24 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so vơi cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu gạo trong tháng 9/2019 ước đạt 586.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 251 triệu tấn.
Cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương Trần Thanh Hải cho hay Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm nhưng năm nay, xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm 65%. Năm 2018, Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nhập khẩu gạo từ Việt Nam bằng các biện pháp quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Nước này cũng đặt hạn ngạch nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn trong năm 2019 nhưng thực tế chỉ nhập khẩu khoảng 3,3 triệu tấn. Bà Tâm cho hay Trung Quốc đã áp dụng một chính sách kiểm dịch thực vật rất khắt khe, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải mở rộng xuất khẩu gạo sang các thị trường khác. Ví dụ, xuất khẩu gạo sang Philippines đã tăng gấp 2 – 3 lần so với những năm trước. Xuất khẩu gạo sang thị trường Iraq cũng lên tới 400.000 tấn. Bất chấp những khó khăn này, bà Tâm cho rằng Việt Nam vẫn sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu gạo đạt 6,5 triệu tấn trong năm 2019.
Theo VNS
Bình luận