0

Vô vọng và thất vọng là cảm giác hiện tại của hàng ngàn nông dân ĐBSCL khi vụ lúa hè thu đang thu hoạch rộ do nhiều hộ gia đình đang chờ thương lái tới thu mua nhưng họ vẫn chưa thể tới.

Trong những ngày đầu tháng 8/2021, các tỉnh ĐBSCL đồng loạt thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, nông dân đối diện rất nhiều khó khăn khi họ cần bán lúa trong bối cảnh nhiều địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Tiêu thu lúa trở thành chủ đề nóng, đặc biệt khi Bộ NNPTNT đề xuất thu mua tạm trữ để hỗ trợ nông dân tiêu thụ lúa và kích thích sản xuất.

Tại tỉnh An Giang, một số nông dân đồng ý hạ giá lúa nhưng thương lái bỏ cọc và không quay lại. “Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang găp nhiều khó khăn trong tiêu thụ và giá gạo xuất khẩu giảm. Thực tế là doanh nghiệp hạn chế thu mua nên thương lái không có cơ sở tiêu thụ nên không mua lúa từ nông dân”, theo giám đốc một công ty xuất khẩu gạo tại ĐBSCL. Giá lúa tại nhiều nơi giảm xuống còn 4.500 – 5.500 đồng/kg, tương đương giảm 500 – 1.500 đồng/kg so với vụ đông xuân.

Theo Bộ NNPTNT, nông dân ĐBSCL đã thu hoạch hơn 600.000ha lúa hè thu, trong khi còn khoảng 900.000ha sẽ được thu hoạch trong tháng 8 và tháng 9. Trong cuộc họp trực tuyến gần đây, thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam không thể giấu nỗi lo về tình hình nông dân thu hoạch lúa nhưng không có thương lái thu mua và làm cách nào để trữ lúa. Đây là vấn đề cần giải quyết nhanh chóng; do đó, Bộ NNPTNT đề xuất chính phủ cho phép thu mua tạm trữ lúa để kích thích sản xuất, khuyến khích nông dân mở rộng và đảm bảo kế hoạch cho các vụ sản xuất sắp tới.

Số liệu thống kê cho thấy hiện vẫn còn khoảng 900.000ha lúa tại ĐBSCL tiếp tục thu hoạch, với sản lượng ước tính khoảng 5 triệu tấn lúa, tương đương 2,2 triệu tấn gạo. “Đề xuất của Bộ NNPTNT thu mua tạm trữ lúa là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, tôi lo ngại về tính hiệu quả của biện pháp này”, theo ông Phạm Thái Bình, CEO của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Theo ông Phạm Thái Bình, cẩm phải lưu ý một số vấn đề khi thu mua tạm trữ qua kênh dự trữ quốc gia, bao gồm quy định rằng các doanh nghiệp phải bỏ thầu theo các gói thầu theo quy định của Bộ Tài chíh. Tuy nhiên, trong bối cảnh giãn cách xã hội thì rất khó tham gia dự thầu.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, xuất khẩu gạo gây ấn tượng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Chất lượng gạo Việt Nam được nhìn nhận tích cực tại nhiều nước Có thời điểm giá gạo Việt Nam tiệm cận giá gạo Thái. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số hoạt động thiếu tính minh bạch trong xuất nhập khẩu gạo. Theo một số chuyên gia ngành gạo, giá gạo giảm và tình trạng tắc nghẽn tiêu thụ lúa hè thu gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thực tế là nhiều doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu gạo từ Campuchia và Ấn độ trong thời gian qua.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, phân tích khó rằng rất khó để các doanh nghiệp thu mua lúa ở mức cao như vụ đông xuân bởi chính phủ Ấn Độ đang xả kho gạo lớn, sau một chu kỳ bán gạo cũ để mua gạo mới nhập kho. Do đó, kế hoạch thu mua tạm trữ lúa trong bối cảnh hiện tại là cần thiết. Tuy nhiên, cần tập trung vào hỗ trợ nông dân trong các HTX tạm trữ gạo. Theo đó, các doanh nghiệp hoặc chính phủ trả trước tiền cho nông dân trong các HTX đã thu hoạch và trữ lúa tại nhà nhưng vẫn có tiền để trang trái chi phí sinh hoạt thiết yếu. Hoặc các doanh nghiệp có thể mua lúa tạm trữ và trả trước cho nông dân một phần tiền và phần còn lại trả sau khi xuất khẩu gạo.

Hiện, các biện pháp đối phó khả thi là để doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia thu múa lúa từ nông dân để dự trữ và chờ thời điểm thích hợp cho xuất khẩu. Về cơ bản, các doanh nghiệp xuât skhẩu hó sử dụng các hạn mức vay nợ ngân hàng hàng năm để thu mua lúa tạm trữ bởi họ đã tiến hành việc thu mua lúa. Do đó, chính phủ cần chỉ đạo các hệ thống ngân hàng giải ngân vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân để tạm trữ. Các doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm về lãi lỗ trong giao dịch”, ông Phạm Thái Bình đề xuất. Cùng với thu mua tạm trữ, các công ty xuất khẩu gạo tại ĐBSCL cũng cho rằng các cơ quan ban ngành liên quan nên tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái di chuyển và thu mua lúa từ nông dân.

Theo một số doanh nghiệp, phần lớn gạo Việt Nam đóng bao cỡ 5 – 10kg không thể thâm nhập vào hệ thống siêu thị tại châu Âu và Mỹ do chưa đáp ứng các yêu cầu chất lượng của các thị trường này. Gạo đóng vào các gói cỡ 5, 10, 50 và 100kg chủ yếu tiêu thụ trong cộng đồng người Á. Các gói gạo đóng gói nhỏ được bán cho các thương nhân nước ngoài theo bao bì của họ nhưng lượng không nhiều.

Một khó khăn khác là các doanh nghiệp Việt Nam không có văn phòng đại diện và cửa hàng tại các thị trường lớn. Rất khó để xây dựng thương hiệu, bao bì và nhãn hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên các thị trường EU và Mỹ. Ban đầu, các doanh nghiệp phải đàm phán với các siêu thị tại các nước nhập khẩu để đưa hàng hóa vào hệ thống bán hàng của họ. Sau khi đã đưa được hàng lên kệ, các siêu thị sẽ ngay lập tức xúc tiến bán hàng cho các sản phẩm gạo Việt Nam để đánh giá chất lượng. Đó là cách các siêu thị nước ngoài khảo sát sự hài lòng của khách hàng. Nếu doanh số tăng và người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm, các siêu thị sẽ thảo luận với các doanh nghiệp Việt Nam về đóng gói và gắn nhãn dưới thương hiệu của các siêu thị, nhưng gạo vẫn là của các doanh nghiệp Việt Nam. Sẽ rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam bán được gạo họ tự đóng gói trong các siêu thị bởi các siêu thị sẽ hạ giá gạo theo thương hiệu của họ để cạnh tranh. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể chế biến và đóng gói gạo theo các nhãn hiệu của các doanh nghiệp nhập khẩu là một kế hoạch ổn định.

Ông Nguyễn Trung kiên, tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, phân tích rằng để xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường khó tính, nông dân cần đảm bảo các tiêu chuẩn khi trồng lúa, cải thiện chất lượng, hạn chế sử dụng phân bón hóa chất và thay vào đó sử dụng phân bón vi sinh. Để đảm bảo chất lượng gạo ổn định, các doanh nghiệp cần hợp tác với các HTX trong các vùng sản xuất để tối thiểu hóa trung gian, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.

Theo VNS

Admin

Bộ NNPTNT kêu gọi khơi thông đường thủy cho vận chuyển gạo từ ĐBSCL

Bài trước

Đập tại Lào vỡ, ruộng lúa ĐBSCL ngập nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc