Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 20/11
Tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam giảm do giá thịt lợn cao. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm tiện lợi ngày càng tăng tại Việt Nam. Ngành chế biến thực phẩm cảm nhận sức ép từ giá thịt lợn liên tục tăng. ASF tiếp tục tác động lên thị trường protein động vật vào năm 2020. Trung Quốc đóng cửa các cơ sở giết mổ nhỏ.
Tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam giảm do giá thịt lợn cao
Giá lợn sống và giá thịt lợn trên khắp Việt Nam đã chạm mức cao kỷ lục trong 2 tuần qua. Người tiêu dùng đang bắt đầu thận trọng và giảm tiêu dùng thit lợn. “Giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng”, theo ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhận định. “Người tiêu dùng đang chuyển dịch sang thịt gà và thủy sản nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Họ sẽ quay trở lại tiêu dùng thịt lợn khi giá bình ổn trở lại”.
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tăng thêm 11 triệu USD để nâng cao năng lực của các phòng kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam. Khoản trợ cấp này sẽ giúp mua sắm và lắp đặt các thiết bị kiểm nghiệm cho Trung tâm tư vấn chất lượng nông sản – thực phẩm và kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông thủy sản. Khoản hỗ trợ này cũng nằm củng cố hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam cho xuất khẩu thực phẩm và hệ thống quy định cho thực phẩm nội địa, bao gồm nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam.
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm tiện lợi ngày càng tăng tại Việt Nam
Ăn ngoài và thực phẩm tiện lợi đang trở thành xu hướng trong mua sắm thực phẩm, chuẩn bị bữa ăn và nấu nướng tại nhà ở Việt Nam. Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh nhanh và tầng lớp tiêu dùng trẻ đang hai động lực tăng trưởng chính cho xu hướng này. Theo báo cáo mới nhất của Delloitte, tăng trưởng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á, đồng thời chỉ ra rằng 40% dân số hiện dưới 24 tuổi. Tăng trưởng số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam dự báo sẽ vượt các nền kinh tế láng giềng với tốc độ tăng trưởng kép 37,4% trong giai đoạn 2017 – 2021.
Ngành chế biến thực phẩm cảm nhận sức ép từ giá thịt lợn liên tục tăng
Giá thịt lợn tại Việt Nam liên tục tăng đang tạo ra sức ép lên các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là khi dịp tết Nguyên đán đang tới gần. Các doanh nghiệp chế biến xúc xích tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ đã tăng giá tới 30% trong tháng 10/2019. Xu hướng này dự báo tiếp tục và giá sẽ tăng thêm 20% trong dịp Tết. Các doanh nghiệp đề xuất rằng chính phủ cần phải kiểm soát nghiêm ngặt xuất phẩu lậu sang Trung Quốc và khuyến khích người dân thay đổi thói quen tiêu dùng sang thịt lợn đông lạnh và các loại thịt khác.
ASF tiếp tục tác động lên thị trường protein động vật vào năm 2020
Sản xuất thịt bò, thịt lợn và thịt gà tại các khu vực chính được dự báo tăng trong năm 2020, nhưng sản lượng vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với mức sản lượng trước khi bùng phát dịch tả lợn, theo nhận định của Rabobank trong báo cáo triển vọng thị trường protein động vật mới nhất. Dịch tả lợn sẽ tiếp tục kéo tăng trưởng sản xuất thịt nói chung giảm và gây ra bất ổn trên thị trường. Sản xuất thit lợn của Trung Quốc được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2020 do dịch tả lợn, đồng thời cũng dự báo tiếp tục lan rộng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Rabobank dự báo các cơ hội phụ hồi sản xuất trong thập niên 2020s.
Trung Quốc đóng cửa các cơ sở giết mổ nhỏ
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sẽ giảm số lò giết mổ quy mô nhỏ để kiểm soát tốt hơn dịch tả lợn, dẫn tin từ Reuters. Trong một thông báo trên website, Bộ này thông báo sẽ bắt đầu thanh tra các lò giết mổ tại một số khu vực từ giữa tháng 11 và đóng cửa các lò mổ nhỏ tại nước này có trang thiết bị cũ và vẫn sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu.
Theo Asian Agribiz
Bình luận