Sự chú ý ngày càng tăng đối với ẩm thực bản địa trên thế giới cộng với lối sống ngày càng hướng tới sự lành mạnh đang mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Các nhà nhập khảu châu Âu cũng đang tìm kiếm các nguồn gia vị và thỏa mộc chất lượng cao, bền vững, có thể mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp quan tâm tới các các tiêu chuẩn sản xuất và tính bền vững dưới đây.

  1. Sự ưa chuộng đối với ẩm thực bản địa thúc đẩy nhu cầu đối với các loại gia vị và hỗn hợp gia vị mới

Nhu cầu ngày càng tăng đối với các hỗn hợp gia vị bản địa do sự ưa chuộng ngày càng lớn đối với ẩm thực bản địa và các loại thực phẩm lành mạnh diễn ra đồng thời với xu hướng tăng tiêu dùng các thực phẩm ăn liền, tiện lợi và chế biến. Các chợ thực phẩm ngoài trời trên toàn thế giới đặc biệt truyền cảm hứng về các loại hương vị và công thức phối trộn gia vị, các loại sốt và hương liệu mới. Nhiều sản phẩm được tung ra thị trường và ghi nhãn “thực phẩm đường phố” để thu hút người tiêu dùng.

Các công thức hỗn hợp gia vị được xúc tiến mạnh nhất tại châu Âu trong năm 2018/19 bao gồm:

  • Trung Đông, Đông Địa Trung Hải và Bắc Phi – các công thức hỗn hợp này được giới thiệu bởi một số thương hiệu nổi tiếng châu Âu. Các hỗn hợp này bao gồm Baharat, Za’atar (thù du là nguyên liệu chính), Berbere, Zhug, Chermoula và Ras el Hanout;
  • Các hương vị hoặc gia vị Nhật Bản như Umami, cà ri Katsu, hay furikake;
  • Các loại gia vị Đông Nam Á 0 dự báo là các loại sốt cay Indonesia như sambal (đã rất được ưa chuộng tại Hà Lan), sẽ lan nhanh trên toàn châu Âu.

Phần lớn các hỗn hợp gia vị đều được phối trộn tại châu Âu nhưng nhập khẩu hỗn hợp gia vị cũng đang tăng lên. Tuy nhiên, không thể xác định chính xác lượng nhập khẩu hỗn hợp gia vị do các hạn chế về thống kê.

  1. Các loại gia vị ngày càng được xúc tiến với hình ảnh siêu thực phẩm, giàu lợi ích cho sức khỏe

Các lợi ích dược phẩm và y tế của gia vị được thúc đẩy rộng rãi. Hiệp hội Gia vị châu Âu đã công bố một số ấn phẩm liên quan tới lợi ích sức khỏe của các loại gia vị. Các lợi ích liên quan tới một số dược phẩm truyền thống hoặc thay thế như Ayurveda. Trong số các lợi ích sức khỏe của gia vị, tác dụng bổ trợ các vi hữu cơ đang ngày một quan trọng. Người tiêu dùng đang ngày một nỗ lực nâng cao sức khỏe dựa vào thực đơn ăn uống.

Các loại gia vị càng được ứng dụng nhiều cho bổ trợ thực phẩm, ví dụ như hạt cumin, nghệ, gừng, quế, tỏi, đinh hương. Một số loại gia vị truyền thống phổ biến tại châu Âu, như tỏi, một số đã được sử dụng rất lâu đời (gừng) và một số đang được cổ xúy mạnh mẽ vì những lợi ích sức khỏe (như nghệ).

  1. Các nguồn cung gia vị bền vững trở thành một trong những xu hướng dẫn đầu

Tính bền vững là một chủ đề quan trọng trong suốt những năm qua. Các vấn đề bền vững quan trọng trong ngành gia vị liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu và các phương pháp sấy khô không đạt, dẫn tới các vấn đề độc tố không mong muốn. Ngoài ra, phụ thuộc vào loại gia vị và nước sản xuất, việc sản xuất các loại gia vị cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến lao động (như lao động phụ nữ, nhập cư hay trẻ em).

Gần đây, xu hướng tiêu dùng bền vững bắt đầu dịch chuyển từ các thị trường ngách sang thị trường phổ thông. Hiện nay, các công ty dẫn đầu thị trường phổ thông đều đang dầu tư vào tính bền vững không chỉ để có hình ảnh tốt hơn trước công chúng mà còn do họ nhận ra lợi ích tài chính như giảm chi phí, chuỗi cung ứng ngắn hơn và dễ tuân thủ các quy định của châu Âu hơn.

  1. Các loại gia vị được dùng để tạo ra thực phẩm thay thế thịt

Các loại gia vị và thảo mộc được sử dụng để tạo ra vị thịt. Người tiêu dùng châu Âu đang ngày càng chú ý tới các sản phẩm protein từ đậu nành, lúa mỳ và hạt pea để thay thế cho nguồn protein từ thịt. Muối, các loại hạtt iêu (trắng, đen và đỏ), hành, tỏi, bột cần tây và các loại gia vị khác sẽ góp phần tạo ra hương vị đặc trưng của thịt trong các sản phẩm protein nguồn gốc thực vật,

  1. Nghệ đang chiếm ưu thế trên thị trường châu Âu

Nghệ được quảng bá rộng rãi tại châu Âu và các khu vực khác như một siêu thực phẩm với rất nhiều lợi ích sức khỏe. Mặc dù một số lợi ích không dựa trên nghiên cứu khoa học đầy đủ nhưng có vẻ người tiêu dùng có đủ niềm tin đối với nghệ. Curcuma được bán tại nhiều siêu thị châu Âu, không chỉ ở dạng gia vị sấy khô mà trong những năm gần đây còn ở dạng củ tươi.

Do sự ưa chuộng đối với chiết xuất tinh nghệ (curcumin), Indian National Commodity and Derivatives Exchange đã mở 2 phòng thí nghiệm để kiểm tra hàm lượng curcumin trong nghệ. Curcuma cũng đang được ứng dụng trong các loại đồ uống, sau những ứng dụng thành công với gừng, đã được đưa vào đa dạng các loại đồ uống trong nhiều năm trước.

  1. Nhu cầu đối với các hỗn hợp gia vị cay đang tăng

Theo Innova Market Insights, các hỗn hợp gia vị cay mới đang ngày càng được ưa chuộng tại châu Âu và thị trường quốc tế. Người tiêu dùng đang tìm kiếm các trải nghiệm hương vị cay mới. Ví dụ, tăng trưởng toàn cầu trung bình hàng năm của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống mới có vị cay trong giai đoạn 2013 – 2017 ở mức 59% đối với tương ớt Sriracha, 19% đối với tương ớt Habanero và 15% đối với tương ớt Chipotle.

Nhập khẩu ớt bột sấy khô của châu Âu tăng 7%/năm trong 5 năm qua. Nhập khẩu ớt từ các nước đang phát triển tăng từ 33.000 tấn trong năm 2014 lên 44.000 tấn trong năm 2019.

  1. Tăng mạnh các yêu cầu an toàn thực phẩm và chống giả mạo

Trong số các vấn đề trên thị trường, an toàn thực phẩm trong các loại gia vị liên quan đến các độc tố (như aflatoxins) và vi khuẩn (như salmonella), các phụ gia không được phê chuẩn và giả mạo, và vấn đề vượt hàm lượng tối đa polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs).

Vấn đề đặc biệt quan trọng là giả mạo thực phẩm. Giả mạo là hành vi cố tình thêm các chất phạm pháp vào gia vị và thỏa mộc dưới dạng có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

  1. Các nguồn cung mới xuất hiện trên thị trường

Phần lớn các loại gia vị nhập khẩu vào châu Âu được sản xuất tại các khu vực khí hậu nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới giúp đưa sản xuất gia vị và thảo mộc bay đi khắp thế giới. Ví dụ, ban đầu gừng chỉ được sản xuất tại câu Á và nay đã lan rộng tới các nước châu Phi. Trung Quốc và Ấn Độ là các nhà cung cấp gia vị và thảo mộc lâu đời cho châu Âu, và đang trên đà trở thành các nước nhập khẩu gia vị lớn, bởi sản lượng gia vị nội địa không đáp ứng được nhu cầu nội địa, dẫn tới sự phát triển hoạt động sản xuất và các nguồn cung gia vị mới.

Sản xuất hạt tiêu Campuchia là câu chuyện điển hình của chuyển dịch sản xuất khi sản lượng hạt tiêu Campuchia tăng để đáp ứng nhu cầu của các nước láng giềng. Campuchia đang trải qua những thay đổi to lớn về vị thế trên thị trường thế giới khi sản lượng hạt tiêu đạt 20,000 tấn trong năm 2017, tăng từ mức chỉ 1.450 tấn năm 2011. Phần lớn hạt tiêu Campuchia sản xuất không dùng hóa nhất và được các nhà nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam thu mua mạnh để phối trộn với hạt tiêu Việt Nam nhằm đẩy dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu.

  1. Sáng tạo trong đóng gói thu hút sự chú ý trên thị trường

Một trong những thay đổi chính liên quan đến giai đoạn đóng gói đang chuyển sang các nguyên vật liệu bền vững. Tháng 11/2018, hơn 250 tổ chức đã ký một cam kết mới về xóa bỏ nhựa khi vật liệu này là vấn đề hoặc không cần thiết và chuyển sang đóng gói có thể tái sử dụng. Đến năm 2025, họ có kế hoạch biến toàn bộ bao bì nhựa có thể tai sử dụng, tái sinh hoặc trở thành phân bón tổng hợp. Hàng năm, các tổ chức này sẽ chia sẻ các báo cáo về tiến trình triển khai ý tưởng trên.

Một xu hướng khác liên quan đến các loại gia vị là đóng gói nhỏ hơn. Mọi người thường chỉ cần một lượng nhỏ gia vị mỗi lần dùng khi chỉ muốn thử một công thức mới. Các lựa chọn đóng gói gia vị và thảo mộc rất nhỏ đang ngày càng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong các chuỗi bán lẻ khắp châu Âu.

Các bao bì đóng gói nhỏ sẵn có trong các suất nguyên liệu nấu ăn là ví dụ rất điển hình của việc đóng gói một lượng nhỏ gia vị và thảo mộc. Một suất nguyên liệu nấu ăn là một tập hợp các nguyên liệu đã sẵn sàng để nấu ngay, chủ yếu có thịt, cá, thịt gia cầm, các loại rau, sốt và gia vị. Người tiêu dùng chỉ cần kết hợp các gia vị này và nấu ăn theo hướng dẫn. Doanh thu các suất ăn nấu liền này tại các cửa hàng thực phẩm đang tăng, bởi người tiêu dùng dễ sử dụng hơn và giá cả ở mức chấp nhận được,

  1. Nhu cầu đối với các loại gia vị hưu cơ đang tăng

Các chuyên gia ngành ước tính quy mô thị trường gia vị hữu cơ thế giới hiện có giá trị từ 750 triệu – 1 tỷ USD, chiếm khoảng 5 – 7% tổng quy mô thị trường gia vị. Nhu cầu đối với gia vị hữu cơ dự báo tăng trưởng 5 – 7%/năm. Hiện Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước xuất khẩu gia vị hữu cơ lớn nhất. Phân khúc gia vị hữu cơ chủ yếu là ớt, gừng và tỏi.

  1. Fair Trade đang trở thành một yêu cầu bắt buộc tại châu Âu

EU đang chính thức tiến tới yêu cầu toàn bộ nguồn cung thực phẩm đến từ các nguồn sản xuất công bằng. Ngày 12/4/2019, Thượng viện châu Âu chính thức áp dụng Unfair Trading Practices Directive; theo đó, các nông dân tại các nước đang phát triển đặc biệt dễ tổn thương trước các hành vi thương mại không công bằng bởi khó có các lựa chọn thị trường thay thế và ít tiếp cận được hỗ trợ pháp lý hoặc thông tin cần thiết để chống lại các hành vi thương mại không công bằng của các khách hàng lớn tại châu Âu.

Theo CBI
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc