Theo dữ liệu từ Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc giảm 44,2% xuống còn 144,2 triệu USD trong tháng 7/2019 và tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, với thị phần lên tới 70%, theo GlobeMarketNews.
Suy giảm xuất khẩu nghiêm trọng một phần là do cuộc chiến thương mại tác động tới tài chính và thương mại, cũng như việc Trung Quốc thắt chặt các quy định liên quan đến nhập khẩu trái cây, bao gồm các yêu cầu chứng nhận kiểm dịch thực vật, nguồn gốc xuất xứ và các thủ tục khác. Ngoài ra, nhập khẩu trái cây Trung Quốc vào Việt Nam cũng đang giảm. Một trong những nguyên nhân chính là do sự khó hiểu liên quan đến các chứng từ liên quan đến sản xuất theo yêu cầu để được thông quan.
Theo VnExpress, hồi đầu năm nay, các containers chất đầi trái cây bị tắc tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc nhiều nhgày do vấn đề nảy sinh từ sử dụng biểu mẫu chứng nhận xuất xứ mới (COs) do Trung Quốc ban hành gần đây, cập nhật theo Thỏa thuận Khu vực Thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA). “Mẫu CO mới sẽ không có hiệu lực cho tới ngày 12/9 nên các nhà chức trách hải quan Việt Nam không thể chấp nhận mẫu mới khi chưa đến thời hạn”, theo ông Vy Công Thường, phó giám đốc Hải quan Lạng Sơn cho hay. “Do mẫu CO mới bao gồm các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, chúng tôi đã tư vấn các nhà nhập khẩu nộp các khoản thuế hiện hành và trở lại vào ngày 12/9 với mẫu CO mới để nhận hoàn toàn bộ phần thuế họ đã nộp trước đây. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho biét đây là một gánh nặng đối với họ”.
Dữ liệu Hải quan Việt Nam cũng cho thấy trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam với giá trị 35,7 tỷ USD và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong cùng kỳ với giá trị 16,6 tỷ USD.
Những thay đổi quy định khác
Hải quan Viẹt Nam cũng cho hay Trung Quốc đang thay đổi các quy định liên quan đến ghi nhãn hàng hóa đối với cả nhập khẩu và xuát khẩu thực phẩm trước đóng gói, bắt đầu từ 1/10/2019. “Nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo các ghi nhãn bằng tiếng Trung Quốc trên các bao bì thực phẩm trước đóng gói nhập khẩu vào Trung Quốc, đảm bảo thông tin ghi nhãn tuân thủ các luật và quy định liên quan của Trung Quốc cũng như các yêu cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của nước này”, theo thông báo chính thức từ phía Trung Quốc. “Nếu các hoạt động kiểm tra thấy không đáp ứng tiêu chuẩn này thì thực phẩm sẽ không được phép thông quan”.
Ngoài ra, kiểm tra ngẫu nhiên sẽ được triển khai để kiểm tra trước khi phê chuẩn lô hàng nhập khẩu và các nhà nhập khẩu cũng cần phải cung cấp “các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng các điều kiện nhập khẩu, các chứng từ gốc và bản dịch thông tin ghi nhãn, các mẫu ghi nhãn bằng tiếng Trung Qốc và các chứng từ khác cho các nhà chức trách hải quan”.
Trái cây Việt Nam sẽ đi đâu?
Xét đến tình trạng hiện nay, sẽ không ngạc nhiên nếu Việt Nam tìm kiếm các thị trường khác với hy vọng bù đắp suy giảm xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.
Một thị trường tiềm năng là Úc, gần đây đã phê duyệt và công bố các điều kiện để nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam, đưa nhãn tươi trở thành loại trái cây thứ 4 của Việt Nam vượt qua các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học ngặt nghèo của Úc. Các loại trái cây đã được phê duyệt trước đây là nhãn, xoài và thanh long. Trước đó, chỉ nhãn từ Trung Quốc và Thái Lan cho phép nhập khẩu vào Úc. “Chúng tôi thông báo nhập khẩu nhãn từ Việt Nam được cấp phép bởi đã đáp ứng các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học của Úc”, theo một thông báo chính thức từ Bộ Nông nghiệp Úc. “Chứng nhận kiểm dịch thực vật (PC) đã được cấp cho mỗi lô hàng hoàn tất kiểm tra trước khi xuất khẩu để xác nhận rằng các biện pháp quản trị rủi ro được yêu cầu đã được tiến hành tại nước sở tại và lô hàng đó đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của Úc”.
Các yêu cầu cho mỗi chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm mô tả lô hàng (bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc), chi tiết và các biện pháp khử trùng và các thông báo khác có thể được yêu cầu, ví dụ như thông tin xử lý chiếu xạ và báo cáo cuối cùng về các yêu cầu nhập khẩu liên quan đến an toàn sinh học.
Việt Nam là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 7 của Úc trong năm 2017/18, với trị giá khoảng 1,3 tỷ USD. Tổng thương mại giữa hai nước trong năm 2017/18 đạt 6,7 tỷ USD.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận