Công nghệ

Dịch vụ mua sắm thực phẩm tươi bùng nổ tại Việt Nam

Khi thế giới chuyển sang kỷ nguyên số với tốc độ chóng mặt, ngày càng nhiều thói quen hàng ngày đang được thực hiện chỉ trong 1 bàn tay, tất cả nằm ở việc ấn một điểm trên điện thoại thông minh. Đặt một chiếc taxi, một vé tàu hỏa hay thanh toán tiền điện nước, đều được thao tác vô cùng đơn giản nhờ công nghẹ. Công nghệ cao đang dẫn tới thay đổi nhanh chóng của thói quen ở nhiều người – những người đang nhận ra đặt hàng trực tuyến giúp họ đối phó với đời sống bận rộn tốt ra sao.

Nguyễn Thùy Mai, 30 tuổi, trở về nhà sau khi tan sở lúc 7:30 tối, thường là cùng lúc với thời điểm đơn hàng thực phẩm của cô được giao đến. Thịt lợn, rau và các nguyên liệu cô cần để chuẩn bị bữa tối đến ngay bậc cửa nhà cô ở quận Cầu Giấy và thậm chí cô còn không phải bước một bước tới siêu thị. Với mức phí khá nhỏ, chỉ từ 25.000 – 50.000 VNĐ, tương đương 1,1 – 2,2 USD, cô không bao giờ cần đi siêu thị.

Bà Phạm Thị Lê, 65 tuổi, lại có một cách mua sắm khác, tin rằng mua sắm trực tuyến là quá lười nhác. “Vì sao không dành chỉ chưa đến 30 phút để lựa chọn những gì họ muốn cho bữa tối ở chợ gần nhất”, bà nói. “Như thế là quá nhiều đối với họ?” Có thể đó là khoảng cách thế hệ, có thể nhịp sống hàng ngày của bà Lê cho phép bà mua sắm trực tiếp trong khi Mai thì không thể. Mua sắm cá nhân, đặc biệt là mua sắm thực phẩm, đang ngày càng phổ biến và các công ty khởi nghiệp Việt Nam đang cạnh tranh để giành miếng bánh trên thị trường này.

Hợp tác với các siêu thị, cửa hàng, và các tài xế giao hàng, các công ty khởi nghiệp đang phát triển các ứng dụng mua sắm thực phẩm tươi, cho phép người tiêu dùng lựa chọn loại thực phẩm họ muốn từ dánh ách hàng hóa trong siêu thị hoặc danh sách thực phẩm trong các cửa hàng. Dịch vụ này sẽ giúp đặt hàng và vận chuyển tới địa điểm khách hàng chỉ định chỉ trong vài giờ. bTaskee, một công ty cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, gần đây đã khảo sát hơn 100.000 khách hàng và nhận thấy hơn 20% khách hàng có nhu cầu với dịch vụ này. Họ tin rằng tỷ lệ này sẽ tăng lên.

Ngân hàng Thế giới dự báo đến năm 2026, 26% người Việt Nam sẽ nằm trong nhóm trung lưu, gấp đôi so với con số hiện nay. Do đó, ngày càng nhiều người sẽ sử dụng công nghệ và tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cạnh tranh giữa các ứng dụng mua sắm đang rất khốc liệt. Faly Mart, Citiship, Alocho, Suma.vn, Chopp.vn, disieuthi.vn, Now và LosMart là những cái tên đáng chú ý giữa rất nhiều lựa chọn. Tháng 9/2019, công ty khởi nghiẹp HeyU ra mắt nền tảng đa dịch vụ bao gồm mua sắm thực phẩm tươi tại thành phố Hồ Chí Minh sau 2 năm hoạt động như một ứng dụng kết nối người vận chuyển và người bán tại Hà Nội.

Nguyễn Minh Trường, sáng lập của Chopp, cho biết: “Thị trường dịch vụ mua hàng cho khách rất lớn và cho tới nay không ai có thể tuyên bố họ đã thâu tóm được toàn bộ thị trường”. Theo ông Trường, giao thực phẩm có những khó khăn đặc thù hơn so với giao các hàng hóa khác như quần áo và giày dép. Các hàng hóa dễ hỏng yêu cầu thời gian giao hàng nghiêm ngặt hơn, nghĩa là nhiều công ty giao hàng lớn không nhận ra tiềm năng của thị trường này trước đây. Do đó, ông Trường cho rằng chất lượng dịch vụ là chìa khóa để giữ chân khác hàng. Chopp, hợp tác với 50 siêu thị và cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện 11.000 giao dịch hàng tháng, tự hào về dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 1 giờ.

Nhận thấy tiềm năng thị trường, không chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp mà cả hai siêu thị lớn là Vinmart và Lotte đều đang đổ tiền vào các ứng dụng của riêng họ là Adayroi và SpeedL, phục vụ thị trường mua sắm trực tuyến. Các dịch vụ này vận chuyển hàng tới khách àng trong vòng 2 giờ và dịch vụ này miễn phí đối với đơn hàng từ 150.000 VNĐ (6,4 USD) đối với SpeedL và 200.000 VNĐ (8,6 USD) đối với Adayroi. “Các siêu thị trực tuyến giúp tôi không phải tốn thời gian xếp hàng trong đám đông, đặc biệt trong igờ cao điểm, hơn nữa tôi không phải trả tiền phí vận chuyển”, theo Nguyễn Minh Ngọc, một khách hàng trực tuyến thường xuyên của Lotte Mart cho hay.

2 năm trước, dịch vụ giao thực phẩm tươi đầu tiên tại Việt Nam là greenbag.vn đã phải đóng cửa do nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các thất bại đầu tiên không ngăn cản các công ty khác bước châm vào thị trường.

Tháng 7/2019, hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người, là nước có số lượng người sử dụng internet lớn thứ 14 thế giới, với 66% dân số có kết nối mạng. Theo báo cáo từ Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng 5,3 lần trong 7 năm tới, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2018 lên 15 tỷ USD trong năm 2025.

Theo VNS
Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Doanh thu bán lẻ thủy sản Mỹ tăng vọt trong 9 tháng đầu năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ