Theo một nhà chức trách cấp cao của EU, tăng giá là cần thiết để đảm bảo sản xuất trở nên bền vững hơn, và EU đang hỗ trợ kế hoạch đề xuất từ các nước sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Bờ Biển Ngà và Ghana áp một mức “chênh giá đảm bảo mức thu nhập sống” đối với các lô hàng cacao. “Bờ Biển Ngà và Ghana có thể dựa vào EU về sáng kiến giá sàn của họ”, theo tổng giám đốc Cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc tế của EU Regis Meritan cho hay bên lề mọt cuộc họp của Tổ chức Cà phê và Cacao quốc tế (ICCO).
Các nước Tây Phi này tổng cộng sản xuất 2/3 tổng sản lượng cacao thế giới, đã áp mức chênh lệch đảm bảo thu nhập sống ở mức 400 USD/tấn vào tháng 7 vừa qua đối với các lô hàng cacao bán ra trong niên vụ 2020/21. Động thái này nhằm giảm bớt tình trạng đói nghèo cùng cực của nông dân, lao động trẻ em và phá rừng, được cho là một cuộc cải tổ về cách cacao đang được định giá trên toàn thế giới. “Sáng kiến này tác động lên giá và chúng tôi cho rằng nếu giá cacao không tăng mạnh thì chúng tôi không thể thay đổi tình hình hiện tại”, Meritan, lãnh đạo nhóm phát triển nông thôn, an ninh lương thực và dinh dưỡng, phát biểu.
Meritan cho rằng trả giá cacao cao hơn không phải là vấn đề lớn của các nhà sản xuất chocolate cho tới khi các đối thủ cạnh tranh của họ cũng đối mặt với chi phí tăng lên. Các nhà sản xuất chocolate lớn hiện nay bao gồm Mondelez International Inc và Nestle SA.
Meritan tán dương cuộc đối thoại liên tục về cơ chế giá có sự tham gia của các nhà giao dịch, các nước sản xuất và các nhà sản xuất chocolate. “2 năm trước, vào năm 2017 tại Brussels, ngành cacao không thể nào đàm phán về giá và về phía các nước sản xuất, không dễ dàng cho họ có thể nói rằng giá cacao đang quá thấp bởi tình trạng dư cung cacao vào thời điểm đó. Giờ đây chúng ta đang có một cuộc thảo luận tích cực hơn nhiều”.
Theo Reuters
Bình luận