Hơn 40 doanh nghiệp đã được bổ sung vào danh sách các nhà xuất khẩu gạo theo Nghị định mới sửa đổi của chính phủ về xuất khẩu gạo, theo Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công thương cho hay. Các doanh nghiệp bổ sung vào danh sách cho phép xuất khẩu gạo nhờ Nghị định 107/2018/ND-CP bắt đầu có hiệu lực gần đây, thay thế  Nghị định 109/2020/ND-CP. Nghị định này nhằm giải quyết các vấn đề và tạo ra môi trường cởi mở hơn cho doanh nghiệp gạo phát triển. Với số doanh nghiệp mới bổ sung này, tổng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo tại Việt Nam là 146 doanh nghiệp.

Theo ông Trần Thanh Hải, phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, nghị định mới này thực sự là một bước đột phá chính sách. “Điều quan trọng nhất là nghị định này tạo ra một thay đổi lớn trong tư duy xuất khẩu”. Theo nghị định mới, ông Hải cho hay các điều kiện để trở thành một doanh nghiệp bán buôn đã được nới lỏng. Các doanh nghiệp hiện có thể thuê nhà máy xay xát và kho dự trữ gạo, và không yêu cầu phải sở hữu các cơ sở sản xuất này như nghị định cũ quy định. “Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và tận dụng công suất dư thừa của các doanh nghiệp khác, qua đó tiết kiệm chi phí”.

Nghị định mới cũng cho phép hàng loạt các doanh nghiệp chuyên sản xuất gạo hữu cơ và các sản phẩm gạo bổ sung dưỡng chất được phép xuất khẩu mà không cần giấy phép xuất khẩu đặc biệt.

Theo VNS
Admin

Trung Quốc thắt chặt kiểm tra sầu riêng Thái Lan vì lo ngại về an toàn thực phẩm

Bài trước

Triển vọng thị trường trái chiều về ngũ cốc, protein khi Indonesia triển khai chương trình bữa ăn miễn phí

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách