Tổng giá trị thị trường trái cây Việt Nam ước tính khoảng 20 – 30 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường đầy tiềm năng này dường như lại không được các doanh nghiệp nông nghiệp chú ý đúng mực; trong khi đó ngày càng nhiều trái cây nhập khẩu đang đi vào tủ lạnh của các hộ gia đình Việt Nam.

Làm sao để giành lại thị trường nội địa là câu hỏi cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Với sản lượng trung bình 100.000 tấn hàng năm, xoài là nông sản chính tại tỉnh Đồng Tháp, hiện đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính. Tuy nhiên, loại trái cây này chia sẻ câu chuyện tương đồng với nhiều loại trái cây nội địa khác: năng suất cao – giá thấp.

Các yếu tố khác càng khiến tình hình tồi tệ thêm là nhiều doanh nghiệp nông nghiệp quá chú trọng vào xuất khẩu mà đánh giá thấp thị trường nội địa. Không cần phải nói, xây dựng thương hiệu cho trái cây nội địa luôn bị bỏ qua. Quan trọng là phải cải thiện sản xuất và các chuỗi bán lẻ để đưa trái cây nội địa đến gần hơn với các khách hagnf nội địa.

Với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do đã được phê duyệt và sắp sửa có hiệu lực, đặc biệt là EVFTA và CPTPP gần đây, cạnh tranh giữa nông sản Việt Nam và nước ngoài sẽ trở nên khốc liệt hơn. Đây là thời gian cấp thiết mà Việt Nam cần thay đổi quan điểm về sản xuất và marketing nông nghiệp để nông sản nội địa không thất thế trên chính sân nhà. Với giá trị xuất khẩu gần 4 tỷ USD trong năm 2018, trái cây Việt Nam dần khẳng định tên tuổi trên thị trường thế giới, ngay ở các thị trường khó tính. Càng giải quyết tốt các vấn đề hiện tại thì trái cây Việt Nam có thể giành lấy vị thế vững chắc trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

Theo VNA
Admin

Việt Nam đang ở đâu trong nhóm thị trường trái cây nhiệt đới phụ và triển vọng?

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc