Trong báo cáo Triển vọng Thực phẩm bán niên 2018, FAO tập trung vào phân tích những tiến triển của các thi trường trái cây nhiệt đới nhỏ trên thị trường thế giới. So sánh với nhóm trái cây giao dịch lớn trên thị trường, chỉ phần nhỏ sản xuất trái cây thiểu số tiêu dùng trên các thị trường nội địa, và với vài ngoại lệ, thị trường, ngoài nơi trái cây được sản xuất, rất khó phân biệt các sản phẩm khác nhau của cùng một loại trái cây.

Nhóm trái cây nhiệt đới giao dịch lớn chiếm xấp xỉ 75% tổng sản xuất trái cây nhiệt đới toàn cầu. Xoài là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến nhất trên thế giới, theo sau là dứa, đu đủ và bơ. Nhẳm mục đích dự báo, 4 loại trái cây nhiệt đới này được xếp vào nhóm “các loại trái cây nhiệt đới chính”. Các loại trái cây khác, như vải, sầu riêng, chôm chôm, ổi và chanh leo, được xếp vào nhóm “các loại trái cây nhiệt đới phụ” – được sản xuất và thương mại với lượng nhỏ hơn. Tuy nhiên, thị phần của nhóm trái cây nhiệt đới phụ này đang tăng nhanh trong những năm gần đây.

Sản xuất và thương mại các loại trái cây nhiệt đới phụ đang ngày càng quan trọng hơn trên thị trường thế giới, chủ yếu là sự công nhận các công dụng đối với sức khỏe của các loại trái cây này. Tại các khu vực sản xuất, nhóm trái cây nhiệt đới phụ không chỉ đóng vai trò quan trọng làm thực phẩm và an ninh dinh dưỡng mà còn là nguồn thu nhập của nông dân. Các khảo sát hộ gia đình từ các khu vực sản xuát chính cho thấy doanh thu từ các trái cây nhiệt đới phụ có thể chiếm đến 75% tổng thu nhập các hộ gia đình nông thôn quy mô nhỏ.

Ví dụ, tại Campuchia, rau quả là hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng thứ hai sau lúa gạo và cung cấp nguồn thu nhập bổ sung cho hầu hết các gia đình tại nước này. Về giá trị xuất khẩu nông nghiệp, thương mại nhóm trái cây nhiệt đới phụ tại Thái Lan và Việt Nam không hề nhỏ. Đối với Thái Lan, ước tính mới nhất cho thấy xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới phụ mang về 1,3 tỷ USD – chiếm 7% tổng xuất khẩu nông nghiệp năm 2017.

Trên các thị trường quốc tế, nhóm trái cây nhiệt đới phụ thường được xếp vào nhóm thị trường ngách. Chỉ một lượng nhỏ các trái cây này cung cấp trên thị trường thông qua các thị trường thiểu số phục vụ người tiêu dùng nhập cư từ châu Á hoặc các kênh bán lẻ cao cấp nhắm đến tầng lớp người têu dùng giàu có. Tuy nhiên, các cơ hội thị trường đang tăng nhanh tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác nhờ tăng trưởng thu nhập và đô thị hóa. Nhu cầu cũng đang trong quỹ đạo tăng tại các thị trường phát triển lớn, đáng kể nhất là Mỹ và EU, nhờ nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng và thay đổi các sở thích ăn uống.

Sản xuất

Sau một thập kỷ tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 3,8%/năm, tổng sản lượng nhóm trái cây nhiệt đới phụ giảm trong năm 2016 và 2017 do thời tiết bất lợi, ước đạt 24 triệut ấn năm 2017. Giá trị sản xuất của nhóm trái cây nhiệt đới phụ năm 2017 đạt 20 tỷ USD. Phần lớn sản xuất trái cây nhiệt đới phụ, cả về lượng và giá trị, tập trung tại châu Á, ước chiếm 86% tổng sản xuất tàn cầu giai đoạn 2015 – 2017. Ấn Độ và Trung Quốc là các nước sản xuấ lớn nhất, chiếm lần lượt 24% và 22% tổng sản lượng trái cây nhiệt đới phụ toàn cầu giai đoạn 2015 – 2017, nhưng sản xuất của các nước này chỉ dành cho tiêu dùng nội địa.

Các nhà sản xuất lớn khác tập trung phần lớn tại Đông Nam Á, với Thái Lan, Indonesia và Việt Nam chiếm tổng cộng gần 1/3 tổng sản lơngj toàn cầu. Brazil, nước sản xuất chanh leo lớn nhất thế giới, chiếm thị phần gần 7% tổng sản lượng nhóm trái cây nhiệt đới phụ giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên, sản xuất của Brazil cũng chỉ dành cho tiêu dùng nội địa. Nhu cầu nội địa cao giúp duy trì mặt bằng giá tốt trong thời gian dài.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất về sản lượng trong nhóm trái cây nhiệt đới phụ là ổi, với sản lượng khoảng 6,8 triệu tấn trong năm 2015 – 2017. Nhãn và vải, hai loại trái cây thuộc họ bồ hòn, có sản lượng ước đạt lần lượt 3,4 triệu vấn và 3,5 triệu tấn trong cùng kỳ xem xét.

Sản lượng sầu riêng, loại trái cây rất được ưa chuộng tại Đông Nam Á và Trung Quốc, ước đạt 2,3 triệu tấn trong giai đoạn 2015 – 2017. Trong khi đó, chôm chôm, một loại trái cây được ưa chuộng khác tại châu Á, và chanh leo, loại trái cây thiết yếu trong giỏ trái cây của Brazil, đạt mức sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn mỗi loại trong giai đoạn 2015 – 2017.

Sản lượng mít giai đoạn 2015 – 2017 ước đạt 3,7 triệu tấn. Mít là loại trái cây thiết yếu rất được ưa chuộng tại Ấn Độ và Bangladesh, nơi các loại trái cây này được tiêu dùng như một loại thực phẩm thay thế thịt. Xét đến giá trị vi dưỡng chất giàu có trong mít, loại quả này đóng vai trò rất quan trọng trong an ninh dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Sản lượng mít trung bình hàng năm tại Ấn Độ giai đoạn 2015 – 2017 là 1,8 triệu tấn, tại Bangladesh là 1 triệu tấn và khoảng 700.000 tấn tại Indonesia. Tại tất cả các nước, sản xuất mít đang tăng trưởng nhanh để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng cao.

Các khu vực và nước sản xuất nhóm trái cây nhiệt đới phụ (000 tấn) - Trung bình (2015 - 17):

Thê giới Châu Á Châu Phí Trung Mỹ Nam Mỹ Nước phát triển Nước đang phát triển
Ổi 6752.5 5519.3 435.6 223.5 574.1 36.7 6715.9
Vải 3477.2 3333.4 124.3 19.5 9.3 3468
Nhãn 3445.4 3445.4 - - - - 3445.4
Sầu riêng 2295 2295 - - - - 2295
Chanh leo 1468.8 181.5 39.1 6.3 1241.8 31.3 1437.5
Chôm chôm 1386.1 1386.1 - - - 1386.1
Mãng cầu 545.9 545.2 - - 0.6 - -
Khác 5205.4 5202.1 - - 3.3 - -
Tổng 24576.3 21908.1 599 249.3 1819.9 77.3 18747.8

 

Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Thái Lan Việt Nam Brazil Malaysia Pakistan Philippines
Ổi 365.5 3885 264.8 218.1 24.2 353.2 49.5 474.2 10.8
Vải 2215.8 567 52.8 374.8 - - 4.3 -
Nhãn 1919.4 - - 980.3 517.1 - - - -
Sầu riêng - - 862.1 717.6 253 - 381.6 - 74.7
Chanh leo - - 114.6 10 20 948.1 5 0.2 0.4
Chôm chôm - - 692 344.8 261.4 - 62.7 - 7.7
Mãng cầu - - 172 349.7 - - 20.9 - -
Khác - 1854.7 1694 - 513.3 - 50.2 - -
Tổng 4500.7 6306.7 3799.6 2673.3 1963.7 1301.3 569.9 478.7 93.6

 

Thương mại

Ít được biết tới ngoài biên giới Viễn Đông, nơi phần lớn nhóm trái cây nhiệt đới phụ được sản xuất và tiêu dùng, thương mại đang đưa nhóm tray cây nhiệt đới phụ vươn ra khỏi những ranh giới thị trường truyền thống. Phần lớn hoạt động thương mại diễn ra trong châu Á – nơi nhu cầu đối với các loại trái cây cao cấp đang mạnh nhất trong nhóm nước có tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là tại Trung Quốc, nước nhập khẩu lớn nhất và cũng là thị trường tiêu dùng lớn nhất các loại trái cây của Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới của nhóm trái cây nhiệt đới phụ.

Tại các thị trường phát triển, nhu cầu nhập khẩu tăng dần cùng với nhập cư, khi người tiêu dùng gốc Á có xu hướng duy trì các sở thích ăn uống như quê nhà. Ý thức sức khỏe cao của người tiêu dùng phương Tây và nhận thức ngày càng tăng về các lợi ích dinh dưỡng của nhóm trái cây nhiệt đới phụ đang thúc đẩy nhu cầu đối với nhóm trái cây này tại các thị trường phát triển. Các nhà bán lẻ tại Mỹ và EU bắt đầu thường xuyên dự trữ ngày càng nhiều loại trái cây nhiệt đới thuộc nhóm phụ, phần lớn là các loại trái cây nổi tiếng hơn, như vải, ổi và chanh leo.

Dữ liệu toàn cầu về thương mại của nhóm trái cây nhiệt đới phụ khó thu thập do ngoài sầu riêng, không có phân loại mã HS riêng cho từng loại trái cây. Do đó, dữ liệu thương mại HS cho ổi và mãng cầu thường được báo cáo chung với loại trái cây thương phẩm chính là xoài. Ba loại trái cây này đạt sản lượng thương mại 1,7 triệu tấn trong năm 2017, nhưng các thông tin hiện có cho thấy ổi và mãng cầu chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt 5% và 3% trong nhóm HS này.

Ước tính sản lượng thương mại nhóm trái cây nhiệt đới phụ (tấn):

2007 2017
Sầu riêng 171,627 609,000
Ổi 22,818 85,000
Mãng cầu 17,113 51,000
Khác 957,476 2,000,000
Tổng 1,169,034 2,745,000

 

Dữ liệu thương mại cho nhãn, vải, chanh leo và chôm chôm nằm rải rác trong nhóm HS 081090, cùng với các loại trái cây khác không đượcp hân loại riêng rẽ do tầm quan trọng hạn chế trong thương mại quốc tế. Nhóm này tổng cộng đạt lượng thương mại toàn cầu 2 triệu tấn năm 2017. Trong nhóm này, Việt Nam và Thái Lan là các nhà xuất khẩu lớn nhất, chiếm lần lượt 32% và 23% tổng xuát khẩu toàn cầu trong năm 2017. Đáng chú ý, Việt Nam có mức tăng trưởng thương mại nhanh trong nhóm trái cây nhiệt đới phụ trong thập kỷ vừa qua, với lượng xuất khẩu đạt 59.000 tấn năm 2007 tăng lên ước đạt 600.000 tấn năm 2017 tính theo tất cả hàng hóa trong mã HS 081090.

Tương tự, xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới phụ từ Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất, tăng gần gấp 3 lần trong thập kỷ qua, từ 332.000 tấn năm 2007 lên 930.000 tấn năm 2017. Các loại trái cây nhiệt đới phụ tạo nên các ngành trồng trọt thương mại quan trọng tại Thái Lan, với một nửa sản xuất dành cho xuất khẩu, chủ yếu là sang Trung Quốc và Việt Nam. Đối với sầu riêng, thương mại toàn cầu ước đạt 609.000 tấn trong năm 2017, tăng từ mức 172.000 tấn trong năm 2007, với Thái Lan liên tục chiếm lĩnh thị trường với thị phần xuất khẩu lên tới 90% xuất khẩu sầu riêng toàn cầu.

Xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới phụ từ Thái Lan giai đoạn 2007 - 2017 (tấn):

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sầu riêng 157,407 203,127 256,172 207,501 271,948 351,124 367,056 369,602 358,192 403,634 488,716
Ổi 2,183 1,567 2,001 2,426 3,043 2,896 4,069 4,985 5,901 6,360 6,625
Mít 607 3,028 8,623 12,283 16,548 18,201 17,644 20,642 21,476 31,938 32,453
Nhãn 112,752 91,567 144,154 72,705 162,441 129,255 140,232 196,666 110,729 125,526 213,981
Vải 10,372 5,880 16,811 6,496 3,750 11,642 3,461 8,138 4,260 4,748 4,900
Mãng cầu 46,860 43,979 117,690 119,263 111,451 148,844 215,182 195,108 178,384 142,877 205,467
Chôm chôm 2,241 5,521 5,347 7,822 12,027 11,242 4,222 3,882 6,743 2,233 9,333
Tổng 332,423 354,669 550,797 428,496 581,208 673,204 751,866 799,026 685,686 717,316 961,475

Triển vọng

Nhìn chung, thương mại toàn cầu nhóm trái cây nhiệt đới phụ ước tính chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng sản xuất toàn cầu, nên còn rất nhiều dư địa thương mại cho các nhà xuất khẩu, bao gồm các nước thu nhập thấp. Với giá bán buôn tại Mỹ dao động từ khoảng 4 USD/kg đối với ổi và vải, tới khoảng 13 USD/kg đối vơi sầu riêng, chanh leo và mãng cầu, sản xuất nhóm trái cây nhiệt đới phụ này có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nông dân sản xuất nhỏ hơn là các hoạt động trồng trọt thiết yếu, với điều kiện được trang bị kỹ thuật sơ chế sau thu hoạch và vận chuyển trái cây được quản lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, hàng loạt thách thức vẫn tồn tại dai dẳng từ cả phía cung và phía cầu để đưa nhóm trái cây nhiệt đới phụ từ thị trường ngách sang thị trường chính. Về phía cung, các thách thức liên quan đến hoặc chất lượng thấp hoặc năng suất thấp trong sản xuất trồng trọt quy mô nhỏ, cũng như khả năng thối rữa cao, đặc biệt là hoạt động thu hoạch trái cây chín tới. Hơn nữa, sản xuất các loại trái cây nhiệt đới phụ này phần lớn theo mùa, thường đặc trưng bởi giai đoạn thu hoạch ngắn, dẫn đến nguồn cung thị trường không thường xuyên và biến động giá mạnh. Thời tiết gây ra các cú shocks và tác động của biến đổi khí hậu thường xuyên đe dọa giai đoạn ra hoa kết quả, làm phát sinh dịch bệnh và vật hại, và tác động tới tính ổn định sản xuất và nguồn cung thường xuyên cho xuất khẩu. Hệ quả là giá của các loại trái cây nhiệt đới phụ thường biến động mạnh. Sản lượng và chất lượng nguồn cung không đều gây trở ngại cho thâm nhập thị trường, một vấn đề thường gắn với thiếu cơ sở hạ tầng và logistics cần thiết để nhanh chóng đưa các sản phẩm dễ hư hỏng tới các thị trường. Những cải thiện trong sơ chế sau thu hoạch, các công nghệ kéo dài thời hạn sử dụng và giảm chi phí phân phối là rất cần thiết để mở ra các thị trường mới.

Về phía cầu, biến động theo mùa cũng thường xuyên diễn ra đối với một số loại trái cây như vải, nhãn và chôm chôm, thường có nhu cầu cao hơn và giá cao vào các thời điểm lễ hội tại cả châu Á và các thị trường phát triển. Ví dụ, nhu cầu của châu Âu đối với vải thường lên đỉnh điểm vào tháng 12 và giảm mạnh vào tháng 1. Chi phí vận chuyển không ổn định cũng là một lý do khác gây ra bất ổn giá, do gắn với các chi phí như chế biến thêm và chuẩn bị cho giai đoạn bán lẻ. Thiếu nhận thức từ phía khách hàng, chi phí bán lẻ cao và lo ngại ngày càng tăng về vấn đề môi trường gây ra bởi vận chuyển thực phẩm là các rào cản đối với các loại trái cây này để mở rộng thị trường. Hơn nữa, các yêu cầu chứng nhận vệ sinh và các tiêu chuẩn tư nghiêm ngặt do các siêu thị đặt ra cũng là các khó khăn, đặc biệt là khi thị trường đích là các khu vực phát triển.

Phần lớn sự thâm nhập thị trường tương lai sẽ cần tập trung vào việc đưa các sản phảm trái cây này dễ tiếp cận đối với người tiêu dùng, quan trọng nhất là bằng cách giảm chi phí sản xuất và vận chuyển, giúp sản phẩm chào bán trên thị trường với giá cạnh tranh hơn và thông qua tăng cường nhận thức của người tiêu dùng. Là các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như calorie thấp, các sản phẩm trái cây nhiệt đới phụ có thể dành thị phần trong bối cảnh tình trạng thừa cân và béo phì ngày càng tăng, cùng với các bệnh không lây.

Trong ngắn hạn, triển vọng sáng sủa cho ngành trái cây nhiệt đới phụ có thể tăng nhờ thương mại Nam – Nam. Các ước tính sơ bộ cho năm 2018 chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới phụ chỉ riêng từ Thái Lan sang Việt Nam và Trung Quốc có thể vượt 1 tỷ USD. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng và tiềm năng của thương mại Nam – Nam khi xét đến giá trị xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới phụ lên tới 1,3 tỷ USD năm 2017.

 

Theo FAO
Admin

ĐBSCL mở rộng sản xuất trái cây, thủy sản để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc