Gỗ

Ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 11 tỷ USD trong năm 2019

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam dự báo đạt 11 tỷ USD trong năm 2019, theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Ông Cường cho biết trong nửa đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. “Tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ góp phần tạo công ăn việc làm và giảm áp lực tăng trưởng cho ngành trồng trọt và chăn nuôi”.

Phát biểu tại hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường cho rằng các thách thức xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những thay đổi trong nền kinh tế thế giới đang tác động lên ngành nông nghiệp, là vấn đề đã được dự báo từ trước. “Từ một nước chỉ duy trì diện tích bao phủ rừng 20% trước đây, nay tỷ lệ bao phủ rừng của Việt Nam đã phục hồi lên mức 43%”.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT chỉ ra rằng ngoài lợi thế có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trồng các loại thảo dược và nguyên dược liệu, là một ngành kinh tế tỷ đô. “Ngành lâm nghiệm cần quyết định các lĩnh vực chính cho phát triển bền vững trong tương lai”.

Theo Viện Dược liệu, Việt Nam có 5.117 cây thảo dược và nấm, cùng với 408 loài động vật và khoáng chất được sử dụng làm nguyên liệu cho gần 1.300 bài thuốc truyền thống. Nhu cầu nội địa với nguyên liệu dược liệu, thảo mộc vào khoảng 60.000 – 80.000 tấn hàng năm, phần lớn để sản xuất thực phẩm, dược liệu và mỹ phẩm.

Ông Cường cho rằng với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do đã phê chuẩn, vấn đề pháp lý đối với nguồn nguyên liệu thô và gỗ là không thể tránh khỏi trong xu hướng hội nhập ngành lâm nghiệp. Cộng với tình hình thời tiết mùa hè năm 2019, người dân cần có ý thức cao về các mối nguy hiểm của cháy rừng. “Thời tiết nắng nóng kéo dài trong tháng vừa qua, làm tăng cao rủi ro cháy rừng tại khu vực miền Trung. Ngành lâm nghiệp cần tập trung vào ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng trong những tháng cuối năm 2019”, ông Cường nhấn mạnh. Ông cho rằng ngành lâm nghiệp cần xây dựng một khung chính sách phù hợp cho ngăn ngừa cháy rừng và phát triển các dự án bảo vệ rừng bền vững cho từng khu vực.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong quý 2/109 tăng 4,53%, cao hơn 0,08% so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2018. Trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam phát hiện 5.691 trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2018. Diện tích rừng bị phá là 287ha, giảm 11% trong cùng kỳ so sánh.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệm hoàn tất dự thảo nghị định về hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ để triển khai Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Voluntary Partnership Agreement on Forest Law Enforcement, Governance, and Trade -VPA/FLEGT) giữa EU và Việt Nam, đã có hiệu lực chính thức từ ngày 1/6/2019. “Đây là một nghị định cho một vấn đề mới nên phải được xây dựng với tính trách nhiệm và chất lượng cao nhưng không làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Với yêu cầu cao trong thi hành Thỏa thuận VPA/FLEGT cũng như tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc lên ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ, ông Tuấn kêu gọi Tổng cục Lâm nghiệp phân bổ nhân sự cụ thể chịu trách nhiệm về thi hành thỏa thuận này.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Diên cho biết cơ quan sẽ tập trung chú ý tới áp dụng công nghệ cao để quản lý và bảo vệ rừng. “Để đạt mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD trong năm 2019, Tổng cục sẽ điều phối với các bên liên quan để chống gian lận thương mại của một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng như kiểm soát nhập khẩu gỗ từ các nước khác có rủi ro cao về nguồn gỗ bất hợp pháp”.

Theo Vietnamnet
Admin

Ứng dụng công nghệ ngăn chặn đầu tư gian lận ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ

Bài trước

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ