Người Việt Nam ngày một giàu có hơn và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Một số con số dẫn chứng cho nhận định trên: tốc độ tăng trưởng dân số trung lưu nhanh, dự báo đạt 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030; và tổng giá trị sản phẩm quốc nội dự báo đạt 327 tỷ USD vào năm 2022 trở đi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 6,2% kể từ năm 2016 trở đi. Nếu là một người sản xuất có sản phẩm để bán, bạn đang có một thị trường đầy tiềm năng để khai phá.

Thị trường hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam vốn đã rất lớn. Chi tiêu tiêu dùng của Việt Nam trên tổng GDP năm 2016 là 37,5%, chỉ đứng sau Philippines (42,1%) tại Đông Nam Á. Niềm tin người tiêu dùng ở mức cao và tăng mức thu nhập hộ gia đình đang thúc đẩy xu hướng tăng chi tiêu, mang đến cho các công ty thương mại điện tử cơ hội lớn để sánh bước với các thị trường lớn khác trong khu vực là Indonesia và Singapore.

Một báo cáo thương mại điện tử do Nielsen công bố năm 2018 cho thấy 98% người dùng internet tại Việt Nam đã mua sắm trực tuyến vào năm 2017 – kết quả của thực tế tỷ lệ sử dụng internet cao và mức độ phổ biến của các dòng điện thoại thông minh hợp túi tiền. Với tăng trưởng trung bình hàng năm 35%, theo nghiên cứu do Bộ Công thương và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam hợp tác tiến hành, Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD trong năm 2018 và con số này dự báo đạt 13 – 15 tỷ USD trong năm 2020.

Với tình hình diễn biến nhanh hơn nhiều so với các dự báo, dưới đây là 4 xu hướng cần theo dõi đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Các hàng hóa cao cấp thúc đẩy mạnh các giao dịch

Đối với phân khúc các sản phẩm cao cấp như mỹ phẩm, thời trang cao cấp và các thiết bị điện tử cá nhân, 48% người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến từ các nhà bán lẻ nội địa, theo báo cáo mới nhất mà Nielsen công bố, cao hơn so với trung bình 45% trên toàn cầu. Báo cáo cũng cho biết hơn 25% người được khảo sát mua các sản phẩm cao cấp từ các nhà bán lẻ trực tuyến tại nước ngoài. Lý do đơn giản là: những người mua hàng tại Việt Nam lo lắng về chất lượng sản phẩm họ đang mua. Họ sẵn sàng trả thêm một chút tiền để an tâm khi mua các sản phẩm từ nước ngoài.

Tiền mặt vẫn là vua

Ngay cả với sự phổ biến của smartphones và mạng di động, Việt Nam vẫn là một xã hội tiêu dùng tiền mặt, với gần 99% giao dịch tài chính tiến hành bằng tiền mặt. Lý do là vì không đủ số ngân hàng. Tính đến 2018, Việt Nam mới có 3,8 chi nhánh ngân hàng/100.000 dân. Thực tế, thống kê của WB cho thấy chỉ 31% người Việt Nam có tài khoản giao dịch nên không thể có nhiều người mua sắm có ví điện tử. Chỉ 1/5 người tiêu dùng Việt Nam thích nghi với hoạt động thanh toán điẹn tử và 75% còn lại ưa dùng hình thức trả tiền mặt khi nhận hàng cho các giao dịch.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam có tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế phi tiền mặt. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký một quyết định chính sách vào năm 2017 nhằm giảm số giao dịch tiền mặt xuống dưới 10% tổng số giao dịch vào năm 2020. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và 28 công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và ví điện tử đang nỗ lực hết mình.

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ này, MoMo là ví điện tử phổ biến nhất và gần đây đã tăng vốn vòng 3, với giá trị gọi vốn đạt 100 triệu USD từ hãng tài chính tư nhân Warburg Pincus. MoMo tuyên bố có 10 triệu người dùng tại Việt Nam. Một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đáng chú ý khác là Moca và ZaloPay.

Các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu xu hướng

Với nhiều mắt xích tại Việt Nam vẫn còn chưa được đầu tư đúng mức, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, như Alibaba, Tencent, Temasek Holdings, Dragon Capital, CyberAgent Ventures, và IDG Ventures Vietnam.

Hiện nay, 3 nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam là Shopee, Tiki, và Lazada VN, theo thống kê của iPrice. Shopee thuộc sở hữu của Sea Group (Singpapore), trong khi Lazada là công ty con của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Ngay cả Tiki là một công ty Việt Nam cũng được chống lưng bởi các nhà đầu tư nước ngoài – công ty đã thu về 54 triệu USD trong vòng gọi vốn C từ JD.com của Trung Quốc và STIC Investments của Hàn Quốc.

Cuộc đua giành túi tiền của người trẻ

Việt Nam có dân số trẻ với mức trung vị là dưới 31, và gần 40% dân số dưới 25 tuổi. Thế hệ Z sẽ chiếm xấp xỉ 25% tổng lực lượng lao động của Việt Nam đến năm 2025 – và đây là 15 triệu khách hàng tiềm năng.

Một nghiên cứu độc lập của Nielsen cho thấy Gen Z ưa thích các thương hiệu cổ điển – phản ánh các giá trị và văn hóa Việt Nam. Họ cũng có xu hướng trở thành một phần của các vấn đề xã hội, như đảm bảo rằng các sản phẩm họ mua có tính bền vững về môi trường. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đang xây dựng các chính sách bán hàng và quảng bá sản phẩm để phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng này.

Một ví dụ điển hình là tại Thái Lan, nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Pomelo gần đây đã tung ra dòng sản phẩm thời giang bền vững lâu dài để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thế hệ Z. Không đáng ngạc nhiên nếu các doanh nghiệp tương tự trong khu vực sẽ nói gót ý tưởng này.

Trong tương lai, hãy đảm bảo rằng mọi sản phẩm có thể vận chuyển dễ dàng

Nhìn chung, người Việt Nam là một trong những bộ phận người tiêu dùng lạc quan nhất thế giới. Điều này tốt cho tất cả các phân khúc nhà bán lẻ.

Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần phải bắt kịp xu hướng này. Trong khi những người mua sắm tại thành phố Hồ Chí Minh dễ dàng đổi trả sản phẩm tai nghe điện thoại chẳng hạn, thì phần lớn các khu vực khác của Việt Nam không được như vậy. Bộ Công thương đã chỉ ra rằng thu hệp sự khác biệt của ngành công nghiệp dịch vụ số là ưu tiên của chính phủ và quá trình chuyển đổi sẽ cần nhiều năm để hoàn thành.

Theo Kantar Asia
Admin

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài trước

Giao đồ ăn dùng ứng dụng trực tuyến là xu hướng còn kéo dài

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ